Ngày
nhỏ còn ở quê đi chăn trâu cắt cỏ, chẳng may bị chảy máu thì bạn sẽ tìm đến thứ
gì đầu tiên? Là tôi thì thường chạy đi tìm cây cỏ mực sau đó nhai hoặc giã
nhỏ ra rồi đắp vào vết thương có tác dụng cầm máu rất tốt.
Cây cỏ mực hay còn
gọi là cây nhọ nồi, là những cái tên thông dụng, người ta cũng gọi nó là hạn
liên thảo, bạch liên thảo, thủy hạn liên,… Trong Đông y thì cây nhọ nồi không
độc, tính hàn, có vị chua, ngọt, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích
âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy
máu cam hay mề đay,… đều chữa được rất tốt.
Cây nhọ nồi là loại
cây cỏ, mọc thẳng đứng, thường có thể mọc cao lên 80 cm, thân cây và lá đều có
lông. Lá cây nhọ nồi dài từ 2 – 8 cm, rộng 5 – 15 cm. Cụm hoa màu trắng, hình
đầu, thường nằm ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài chừng 5cm. Quả cây nhọ
nồi bế 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, dài 3 mm, rộng 1.5 mm, đầu cụt. Thường là loại
cây mọc hoang khắp nơi, ở các bờ ruộng.
Không khó để có thể
tìm thấy cây nhọ nồi ở đâu đó xung quanh ta. Nhọ nồi đem giã nát ra thường có
màu đen như mực, có lẽ cũng vì thế mà người ta gọi đó là cây cỏ mực. Thường góp
mặt trong nhiều bài thuốc quý.
Tác dụng đầu tiên và
có lẽ là nhiều người biết nhất đó chính là nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt.
Như đã nói ở đâu, nhọ nồi giã nát ra và đắp vào vết thương hở có tác dụng cầm
máu rất tốt. Nhọ nồi sắc nước uống còn giúp chữa chảy máu cam rất tốt.
Trong dân gian,
người ta vẫn thường dùng cây nhọ nồi giã ra, vắt nước để uống cầm máu trong
rong kinh, trĩ ra máu. Cây nhọ nồi có tác dụng chữa ho hen, ho lao, viêm họng.
Cũng có những trường hợp chữa những bệnh ngoài da như nấm da, bạch biến. Nhọ
nồi làm thuốc mọc tóc, nhuộm tóc, làm đen râu tóc, bôi lên ở chỗ trổ da thịt để
có màu tím đen. Những người thợ nề thì lại chọn nhọ nồi để xao vào tay, chữa
bỏng rát do vôi gây ra.
Cỏ mực |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét