.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Hiển thị các bài đăng có nhãn cay-thuoc-quy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cay-thuoc-quy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Chữa bệnh gan hiệu quả với cây lá gan

Theo Đông y, cây lá gan có vị đắng, tính hàn và có mùi hắc khi uống. Là một loại thảo dược phổ biến ở vùng Tây Bắc, cây lá gan là 1 vị thuốc chuyên dùng để chữa trị các bệnh về gan như men gan cao, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B và đặc biệt là viêm gan mãn tính.

Hiện nay cây lá gan được nhiều người biết đến và được sử dụng khá rộng rãi, vị thuốc này an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi sử dụng người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như thường xuyên thăm khám để kiểm tra bệnh tình của mình.
Cách dùng cây lá gan để chữa bệnh gan cũng rất đơn giản, nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần dùng khoảng 20g, còn nếu bệnh nặng hơn thì tăng lên 40g, đem sao vàng hạ thổ rồi sắc uống mỗi ngày. Bài thuốc này được nhiều người chia sẻ là có tác dụng chữa bệnh tốt, đồng thời còn giúp cải thiện chức năng gan, giảm nhanh các triệu chứng bệnh như vàng da, mắt vàng, người nhợt nhạt, bí tiểu, đi tiểu ra máu. Bài thuốc này cũng được dùng cho người bị nhiễm độc gan do dùng nhiều bia rượu, nóng gan, viêm gan B.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị viêm gan mãn tính còn gặp các triệu chứng như ngứa ngáy, mụn nhọt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thì có thể kết hợp thêm giảo cổ lam để tăng tác dụng chữa bệnh. Hay cũng có thể kết hợp thêm với cây cà gai leo để có tác dụng tốt hơn với người bị xơ gan và viêm gan B.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Chữa bệnh gan hiệu quả với cây lá gan
Cây lá gan

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Công dụng tri bệnh của cây mật gấu

Cây mật gấu là một vị thuốc quý từ rất lâu đời đã được ông cha ta sử dụng để chữa nhiều loại bệnh. Gần đây thì vị thuốc này còn được sử dụng nhiều hơn, thông dụng hơn và đã được các bác sĩ Đông y chứng nhận về công dụng của nó. 

Cây mật gấu là một loại cây đa năng, nó đa năng thứ nhất là ở chỗ toàn cây đều có thể dùng làm thuốc, nhưng chủ yếu dùng lá là chính; một cái đa năng nữa là chữa được rất nhiều bệnh khác nhau như làm mát gan, chữa sỏi mật, giảm đau lưng, thấp khớp, giảm béo phì, tiêu mỡ, trị bệnh gút, chữa viêm đại tràng, trị ho kéo dài, khạc ra má, giã rượu,…
Không chỉ ở nước ta mà cây mật gấu cũng được dùng để làm thuốc ở nhiều nước châu Á khác như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc,… Có lẽ nguồn gốc của cái tên cây mật gấu cũng là bởi vì vị của loại thuốc này rất đắng, đắng như mật gấu vậy.
Mật gấu thường được dùng cho các bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, viêm gan, vàng da và có các triệu chứng về gan; người hay bị đau nhức xương khớp, lưng gối yếu mỏi; người mệt mỏi, mất ngủ, tiêu chảy, bị ghẻ lở ngoài da; đối tượng bị đau dạ dày ,hệ tiêu hóa kém; những trường hợp bị thừa cân, béo phì mà có nhu cầu giảm cân thì cây mật gấu cũng là một giải pháp tốt và an toàn. Cây mật gấu còn giúp phòng và hỗ trợ điều trị sỏi mật, giải rượu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Một số bài thuốc trị bệnh có sử dụng mật gấu:
Trị bệnh tiểu đường: Sử dụng 40 – 50g lá và thân cây mật gấu khô sắc nước uống hằng ngày.
– Trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối: Sử dụng 30 – 40g lá và thân cây mật gấu khô sắc nước uống hằng ngày.
– Chữa bệnh lỵ: Sử dụng lá mật gấu tươi giã nát, chế thêm chút nước đã đun sôi, sau đó vắt lấy nước cốt, chia ra 3 lần để uống trong ngày. Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu kết hợp với lá mua, mỗi vị 20g để sắc nước uống.
– Trị bí đái: Sử dụng lá cây mật gấu tươi, xa tiền thảo tươi mỗi vị 15 – 20g để sắc nước uống.
– Dùng ngoài để điều trị viêm da dị ứng: Dùng lá mật gấu nấu nước thật đặc để rửa chỗ bị viêm. Kết hợp với việc uống trong, mỗi lần sắc 8 – 12g lá để uống.
Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Công dụng trị bệnh của cây mật gấu
Cây mật gấu

Nhục thung dung giúp tăng cường sinh lý

Nhục thung dung là một cây thuốc cổ, một cây thuốc quý đã được đưa vào sử dụng từ hơn 2000 năm trước với công dụng chủ lực đó là chữa các chứng sinh lý yếu ở cả 2 giới nam và nữ. Với công dụng và mang lại hiệu quả hết sức tuyệt vời đó mà vị thuốc này càng ngày càng được sử dụng nhiều để trị bệnh. Và nếu bạn có đang gặp một vài vấn đề trong “chuyện ấy” thì có thể tham khảo thêm một số bài thuốc hay món ăn thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh lý. 

Chữa liệt dương: Bạn có thể chọn một trong hai bài thuốc sau:
+ Nhục thung dung 30g, dâm dương hoắc 50g và rượu trắng 500ml. Ngâm 2 vị thuốc đó trong rượu ít nhất 1 tuần, nhớ lắc bình hằng ngày cho thuốc ra và tan đều. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần như vậy uống từ 15 đến 20ml.
+ Nhục thung dung 25g, gạo tẻ 50 – 100g. Bạn cho vào nồi gốm, thêm nước và nấu cháo, đến khi gạo chín nhừ thì nêm chút muối, mì chính cho vừa ăn. Bạn chia ra 2 bữa, một bữa sáng sớm và một bữa tối để dùng. Lưu ý những người âm hư, bí đại tiện do thực nhiệt thì không nên áp dụng bài thuốc này.
Chữa xuất tinh sớm: Nhục thung dung và tỏa dương mỗi vị 100g; long cốt, tang phiêu tiêu mỗi vị 50g, phục linh 25g, rượu trắng 3 lít. Bạn ngâm các vị thuốc trong rượu trắng ít nhất là 15 ngày, trong quá tình ngâm cũng nên lắc bình. Sau 15 ngày thì lấy thuốc ra uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần như vậy uống từ 20 đến 30ml.
– Chữa vô sinh ở nam giới: Nhục thung dung 30g; nhân sâm, thục địa hoàng mỗi vị 15g; hải mã, lộc nhung mỗi vị 10g, rượu trắng 1 lít. Ngâm các vị thuốc đã được chuẩn bị trong rượu trắng ít nhất là 1 tháng. Sau thời gian ngâm đó thì lấy ra uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần như vậy uống từ 15 đến 20ml. Trường hợp người bệnh đang bị cảm sốt thì không nên dùng.
– Chữa vô sinh ở nữ giới: Bạn có thể chọn 1 trong 2 bài thuốc sau:
+ Nhục thung dung, tiên linh tỳ mỗi vị 50g; ích mẫu thảo, đương quy, xuyên khung mỗi vị 30g; xích thược 25g. Ngâm các vị thuốc này trong 2 lít rượu trắng, ngâm ít nhất là 1 tháng. Sau thời gian ngâm này thì lấy ra uống, mỗi ngày 2 lần và mỗi lần từ uống từ 15 – 20g, hòa với mật ong để uống.
+ Nhục thung dung 25g, thỏ ty tử 15g, sơn dược 30g, thịt nạc dê 500g, gạo tẻ 50 – 100g cùng các loại gia vị. Với nguyên liệu và các vị thuốc như vậy thì bạn sẽ nấu cháo lên.Tuy nhiên cách nấu sẽ hơi khác một chút. Các vị thuốc không cho trực tiếp mà được buộc kín vào một túi vải, thịt dê thái nhỏ và nấu cùng với gạo tẻ. Sau khi thịt và gạo đã chín nhừ, thuốc cũng đã ra hết thì nêm gia vị vừa miệng, chia ra để ăn trong 1 ngày.
– Chữa thận dương bất túc, liệt dương, đau lưng, mỏi gối: Bạn chế biến món tôm viên với 10g nhục thung dung, 20g tôm nõn, 2 quả trứng gà, 150g bột mì, dầu ăn và các loại gia vị. Tôm nõn bạn ướp với chút rượu, muối và bột ngọt. Bạn nấu nhục thung dung để lấy khoảng nửa bát nước cốt, bỏ bã. Đập 2 quả trứng gà vào bát với bột mì, nước thuốc, nước gừng, hành lá, bột nở, rồi bột gia vị và khuấy đều lên. Sau đó cho tôm vào bát bột trứng. Chiên bột tôm trong chảo dầu sôi nóng cho đến vàng là được. Bạn chế biến món này để ăn trong vài ngày liền.
– Chữa liệt dương do thận dương hư nhược: Bạn dùng 2 trái cật cừu cùng với 15 – 20g nhục thung dung. Cật cừu được rửa sạch và nấu canh với nhục thung dung. Ăn món này mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 1 tuần.
– Chữa liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối: Với những chứng bệnh này thì bạn nên dùng món gan lợn. Nguyên liệu cho món ăn gồm 1 bộ gan lợn, 15g nhục thung dung. Nhục thung dung sẽ được ngâm nước, rửa sạch và thái lát. Gan lợn làm thật sạch, cắt miếng rồi cho cả 2 cùng vào nồi, đổ thêm 2 bát nước lã lớn. Ninh cho đến khi nước cạn còn 1 bát thì nêm gia bị và ăn cả nước lẫn cái. Nấu món này ăn mỗi ngày và kéo dài trong 1 tuần.

 Xem thêm thông tin về: Chữa bệnh gút tại TPHCM

Xem thêm thông tin các loại dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Nhục thung dung giúp tăng cường sinh lý
Nhục thung dung

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Trị bệnh viêm gan với cây dành dành

Cây dành dành được biết đến như là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi loại hoa màu trắng bắt mắt, cho mùi thơm vô cùng dễ chịu mà còn được sử dụng như một vị thuốc quý. Từ lâu, dành dành đã trở thành một vị thuốc lâu đời nổi tiếng, trong Đông y hay còn gọi là chi tử, đặc biệt với công dụng chữa trị vàng da, viêm gan. 

Trong Đông y thì dành dành có vị đắng, tính hàn, bổ vào 3 kinh tâm phế và tam tiêu; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu viêm. Người ta dùng vị thuốc chi tử này để chữa rất nhiều chứng bệnh vàng da, vàng mắt, viêm gan, sốt, người hồi hộp bồn chồn, đầy bụng, tức ngực, khó ngủ, đau họng, mắt đỏ, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, người hay bị chảy máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiên ra máu.
Theo một số nghiên cứu hiện đại với kết quả cho thấy, trong cây dành dành, hay chính xác hơn là quả dành dành có chứa một chất màu vàng tên là gardenin. Chất này có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng sắc tố mật trong máu, làm giảm số lượng này xuống. Và đây cũng lý do mà người ta dùng dành dành để trị bệnh vàng da.
Một số bài thuốc dân gian có sử dụng chi tử để chữa các chứng bệnh vàng da, viêm gan như sau:
– Chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan: Sử dụng 12g chi tử, 24g nhân trần sắc với 600ml nước, nấu cho đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Sau đó cho thêm đường vào phần nước sắc này để làm si rô nhân trần. Chia ra làm 3 để uống trong ngày.
– Chữa vàng da, vàng mắt: Sử dụng 5g chi tử, 5g hoàng bá, 2g cam thảo, đem sắc với 600ml. Bắc lên bếp và đun trong khoảng nửa giờ. Sau đó thì chia số nước thuốc còn lại 2 – 3 lần để uống trong ngày.
– Chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da: Sử dụng 9g chi tử, 18g nhân trần, 6g đại hoàng, đem sắc với 300ml nước, nấu cho đến khi nước cạn còn 200ml thì dừng. Dùng để uống trong ngày.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Trị bệnh viêm gan với cây dành dành
Cây dành dành

Uống chè Vằng để giảm béo bụng

“Dây cẩm văn” thực ra là một tên gọi khác của cây “chè vằng”, cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như “chè cước man”, “cây dâm trắng”, “dây vắng”, “mổ sẻ”, “dây vàng trắng”, “bạch hoa trà”, “giả tố hinh”, tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là “dây”). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai.
Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.
Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây “lá ngón” – một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là “đoạn trường thảo” vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, … Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín. 
Về tác dụng của lá chè vằng:

– Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.
– Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.
– Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).
Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không? 
Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm “béo bụng” ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.
Xem thêm thông tin chữa bệnh gút tại: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại : Phòng bệnh từ thiên nhiên

Uống chè vằng giúp giảm mỡ bụng
Lá chè vằng

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Cây cau đắng trị nhức đầu chóng mặt

Một điểm khác biệt của cây thuốc cây đằng này là người ta không sử dụng lá cây, cành cây hay phần rễ mà chỉ dụng phần mấu cành nơi có những cái gai cong và cứng như lưỡi câu mọc ra, sau đó được thu về, phơi hoặc sây khố để làm thuốc. Thường loại 2 gai sẽ tốt hơn 1 gai và không dùng phần thân đoạn không có gai.

Theo Y học cổ truyền, câu đằng có vị ngọt, chát, tính mát, không độc, đây là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, tản phòng, bình can. Khi sử dụng sẽ được dùng kết hợp  với các vị thuốc khác. Trong móc câu đằng có chứa nhiều thành phần quan trọng, bao gồm alkaloid, tanin, saponisid, flavonoid, coumarin.
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh hoàn hảo khác, trong dân gian, thường người ta sử dụng câu đằng trong các bài thuốc chữa tăng huyết áp, chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả. Các bài thuốc đó là:
– Sử dụng 10g câu đằng, 5g xuyên khung, 3g quế chi và 2g cam thảo. Tất cả các vị thuốc được đem thái nhỏ ra rồi sắc trong 400ml nước, nấu đến khi cạn còn 100ml thì ngưng. Chia ra làm 2 để uống trong ngày.
– Sử dụng 10g câu đằng; lá dâu, cúc hoa vàng, thảo quyết minh, hạ khô thảo mỗi vị 8g. Tất cả các vị thuốc được sao vàng rồi sắc uống.
– Sử dụng thạch cao 30g; câu đằng, phòng phong, cúc hoa vàng, phục linh, đẳng sâm, phục thần, mạch môn, trần bì mỗi vị 15g; cam thảo 7.5g. Tất cả các vị thuốc được đem tán nhỏ, rây thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 12g để sắc uống.
– Sử dụng câu đằng, ích mẫu, thạch quyết minh mỗi vị 12g; hạ khô thảo 10g; đỗ trọng 9g; hoàng cầm 6g. Tất cả các vị thuốc được đem sắc dưới dạng nước để uống trong ngày.
– Sử dụng câu đằng 12g; kỷ tử, sa sâm, hạ khô thảo, thạch hộc, mẫu lệ, mạch môn mỗi vị 8g; trạch tả, cúc hoa, địa cốt bì, táo nhân mỗi vị 6g. Tất cả các vị thuốc được sắc dưới dạng nước để uống.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Cây cau đắng trị nhức đầu, chóng mặt
Cây cau đắng 

Dâm dương hoắc tráng dương bổ thận

Dâm dương hoắc là cây thảo sống lâu năm. Cây phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới ở Đông Á. Trong y học cổ truyền, dâm dương hoắc được coi là có tác dụng bổ thận, tráng dương, khư phong, trừ thấp, cường gân cốt, mạnh tim. Dâm dương hoắc được dùng làm thuốc bổ thận, chữa các chứng liệt dương, hoạt tinh, di tinh, ít tinh dịch. Làm mạnh gân xương, chữa loãng xương, đau vùng thắt lưng, phong thấp tê bại, liệt nửa người. Còn dùng chữa thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hay quên. Ngày dùng 10-16g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc có dâm dương hoắc
*Chữa liệt dương:
Dâm dương hoắc 16g, cam thảo 4g, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày một thang.
Dâm dương hoắc, tiên mao (rễ sâm cau), ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Ngâm với rượu trắng (1,5-2 lít) trong 20 ngày. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày hai lần.
Chữaxuất tinh sớm, lưng gối mỏi đau, chân tay mỏi, đái rắt: Dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thục địa, hoài sơn, ngưu tất, hồ lô ba, thỏ ty tử, ba kích, ích trí nhân, phục linh, sơn thù du, mỗi vị 500g; nhục thung dung 2.500g, lộc hươu 500g, trầm hương 60g. Tất cả nghiền nhỏ trộn với mật ong làm thành viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 10g, ngày hai lần.
*Chữathận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp sưng đau: Dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 500ml; dược liệu chặt nhỏ bọc trong vải gạc, ngâm rượu trong hai tuần. Mỗi lần uống 10ml, ngày hai lần.
*Chữa tăng huyết áp ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh: Dâm dương hoắc, rễ sâm cau, ba kích, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốcbổ thận, chữa loãng xương, suy nhược cơ thể cho người cao tuổi: Dâm dương hoắc, rễ sâm cau, tang thầm (quả dâu tằm), hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù du 12g; thận dê hai quả. Nấu nhừ, ăn cả cái lẫn nước làm 2-3 lần trong ngày.

 Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Dâm dương hoắc tráng dương bổ thận
Dâm dương hoắc

Một số bài thuốc từ tần dày lá

Tần dày lá hay húng chanh, rau tần là một loại rau ăn quen thuộc trong đời sống người Việt Nam. Trong Đông y thì đây cũng là một vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau, nổi bật nhất là phải kể đến công dụng chữa bệnh ho, viêm họng, cổ họng khô rát, nói khan, mất tiếng. Ngoài ra tần dày lá cũng có tác dụng bổ phế trừ đàm, giải cảm, thông khí, giải độc rất tốt.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa một số bệnh cụ thể thường gặp trong cuộc sống, bạn có thể lưu lại để áp dụng khi cần thiết.
– Trẻ sốt cao do cảm nắng hoặc nhiễm nước: Sử dụng lá rau tần tươi giã nát cùng với một chút muối và nước sôi để nguội, sau đó vắt lấy nước cho trẻ uống, mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê. Còn phần bã cho thêm ít giấm hoặc rượu và thoa khắp người trẻ.
– Cảm, sốt, đau đầu, đau vai gáy, chảy nước mũi, đắng miệng: Sử dụng 50g lá rau tần tươi rửa sạch, băm nhỏ rồi cho sau trắng vào vừa xắp vừa trộ đều, đậy kín lại. Tiếp đến nấu một nồi nước xông thật sôi, kế hợp thêm các loại lá cây có hương thơm như chanh, sả, nước sôi rồi thì cho rau tàn vào, đậy kín, để sôi thêm 5 phút nữa thì bắc xuống cho người bệnh xông. Lúc xông phải phủ chăn kín, lau mồ hôi thật sạch. Cách làm này chỉ áp dụng được với người lớn.
– Viêm họng, tắc tiếng, ăn khó tiêu, đầy bụng, nôn ói: Sử dụng lá rau tần còn tươi rửa sạch, dùng để nhai nhuyễn và nuốt luôn cả nước lẫn bã.
– Ho do nhiệt, ho lâu ngày: Sử dụng 20g lá rau lần tươi rửa sạch, xắt nhỏ cùng với 20g đường phèn. Cho cả 2 thứ vào bát, chưng cách thủy, lấy phần nước để uống từ từ, phần bã có thể ăn hoặc ngậm nuốt nước. Mỗi ngày một lần và áp dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
– Dị ứng da: Sử dụng 15g rau tần dày lá khô sắc cùng với 2 chén nước, nấu đến khi cạn lại còn 1 chén thì ngưng, chia ra làm 3 lần để uống. Đồng thời dùng thêm nắm rau tần dày lá tươi giã nát cùng với muối hạt để đắp lên chổ bị sưng đỏ.
– Hôi miệng: Sử dụng một nắm lá rau tần kho, đem sắc đặc để ngậm và súc miệng.
– Viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: Sử dụng 12g rau tần dày lá tươi, 20g rau mùi thơm, đem 2 loại lá cùng ngâm nước muối rồi nhai và nuốt nước. 
Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Một số bài thuốc từ tần dày lá
Tần dày lá

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Tạm biệt sỏi thận với chuốt hột rừng

Sỏi thận là một bệnh thường gặp của người Việt Nam, căn bệnh này gây những đau đớn, khổ sở cho người bệnh và thường phải can thiệp bằng việc mổ để lấy hạt sỏi ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hạn sỏi còn nhỏ hoặc chưa thể mổ lấy sỏi thì việc sử dụng thuốc đúng cách là một biệt pháp tối ưu để điều trị từ từ và hạn chế những biến chứng của loại bệnh này như đau đớn, tiểu ra máu, sốt cao,…
Ngoài sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ thì chuối hột rừng, được xem là một bài thuốc quý dành cho những người bị bệnh sỏi thận. Tống cổ những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 7mm qua đường từ nhiên bằng chuối hột là một cách điều trị nội khoa được đánh giá khá cao, cho hiệu quả tốt.
Quả chuối hột không còn xa lạ gì khi trong ruột quả chuối chỉ toàn là hột, khi chín ăn khá ngọt. Theo đó, bài thuốc trị bệnh sỏi thận từ chuối hột như sau: Bạn chọn những trái chuối hột thật chín (lưu ý là không ăn chuối xanh, sẽ rất không tốt cho sức khỏe), lấy hột chuối phơi khô rồi tán nhỏ ra để nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa cà phê bột hột chuối và 2 lít nước rồi bắc lên bếp, đun với lửa nhỏ. Đến khi nước cạn xuống còn 2/3 thì dừng nước đó để uống hằng ngày như uống trà. Bạn duy trì việc này trong vòng 2 – 3 tháng liền thì kết quả nhận lại được khá tốt.
Hoặc cũng một cách khác để chữa bệnh sỏi thận đó là đem quả chuối hột chín thái mỏng, sao vàng rồi hạ thổ 7 ngày, một ngày lấy 1 vốc tay, tức là chừng 1 quả chuối, sắc với 3 – 4 bát nước lọc, uống vào lúc no cũng cho kết quả khá khả quan.
Bên cạnh đó, trái chuối hột cũng có công dụng rất tốt trong việc trị bệnh tiểu đường, táo bón, trị cảm sốt hay các bệnh ngoài da như hắc lào, trị bệnh nha chu,...
Chuối hột rừng trị sỏi thận
Chuối hột rừng

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Hạ diệp châu cây thuốc trị mụn nhọt

Diệp hạ châu có hai loại, một loại là diệp hạ châu ngọt và một loại là diệp hạ châu đắng, trong đó diệp hạ châu đắng có tác dụng dược lý cao hơn nên được dùng chữa bệnh nhiều hơn. Người ta thu hoạch và sử dụng toàn bộ cây diệp hạ châu để chữa bệnh, dùng dưới dạng tươi, khô hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Diệp hạ châu đắng được biết đến với công dụng chữa các bệnh về gan như ung thư gan, viêm gan B, xơ gan, suy gan, vàng da; các bệnh viêm nhiễm, lở loét, lậu, viêm nhiễm đường tiết niệu,… đồng thời nó còn có tác dụng kháng khuẩn nhẹ như kháng sinh, là một vị thuốc tuyệt vời trong việc trị mụn trứng cá.
Sở dĩ diệp hạ châu có tác dụng điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá hiệu quả từ bên trong, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, làm mát gan, lọc gan vì trong nó có chứa các thành phần alkaloid phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal, đó đều là các chất có tác dụng khôi phục, tăng cường chức năng gan và giải độc gan.
Để chữa mụn nhọt sung tấy thì bạn cần lấy một nắm lá cây diệp hạ châu giã nát cùng với muối, pha thêm ít nước sôi để nguội rồi vắt lấy nước để uống trong còn phần bã thì đem đắp ngoài lên chỗ bị sung đau. Đồng thời cũng có thể sắc nước diệp hạ châu để uống hằng ngày, đều đặn và lâu dài sẽ giúp điều trị mụn nhọt do nóng trong.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng nên kết hợp với việc kiêng các loại đồ ăn cay nóng, các chất kích thích, hạn chế sử dụng bia rượu, cafe, thuốc lá. Trong quá trình điều trị có thể kết hợp thêm uống nước trái cây để tăng hiệu quả. Cũng lưu ý là nếu không mắc các bệnh lý thì không nên sử dụng nhiều diệp hạ châu.
Hạ diệp châu trị mụn nhọt
Hạ diệp châu


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Giảm mỡ thừa với nấm linh chi

Những người khác tìm đến nấm linh chi để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, chữa bệnh u bướu, tăng chức năng sinh lý, chữa bệnh về gan thì không ít chị em phụ nữ tìm đến nấm linh chi vì tác dụng làm đẹp của nó, mà đây lại là một loại thảo dược có tác dụng giảm cân, chống béo phì vô cùng an toàn, hiệu quả cao.
Hiện nay tình trạng béo phì càng gia tăng, tính chất của bệnh cũng không chỉ đơn giản là thừa cân mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa, đột quỵ nữa. Nên tốt nhất là nhanh nhanh giảm cân thôi.
Thông qua việc kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, khiến lượng chất béo và mỡ thừa trong cơ thể được đốt cháy một cách tốt nhất nên mang lại hiệu quả giảm cân tốt. Nấm linh chi cũng hỗ trợ hệ bài tiết làm việc tốt hơn, loại bỏ ra ngoài cơ thể các chất béo, chất độc hại, cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.
Khi bạn sử dụng nấm linh chi thì hoạt động trao đổi chất của cơ thể cũng được tăng cường, kích thích quá trình đốt cháy mỡ thừa diễn ra nhanh hơn, giảm được sự hình thành các tế bào mỡ, giúp cơ thể thải độc tố ra ngoài, từ đó mang lại cho bạn một vóc dáng cân đối, hài hòa, ấn tượng.
Đồng thời, việc bạn sử dụng nấm linh chi cũng mang lại những tác động tích cực cho gan, làm tan mỡ, ngăn chặn các chất bột đi vào cơ thể gây ra tình trạng thừa cân. Nấm linh chi cũng giảm lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường, hạ mức triglycerides, một số loại chất béo trong máu xuống mức thấp nhất, nên sẽ phòng ngừa được các bệnh về tim mạch.
Bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng nấm linh chi hằng ngày để không còn cảm giác thèm ăn nhiều, có cảm giác no lâu, quá trình giảm cân cũng vì thế mà diễn ra tự nhiên, an toàn hơn. Bạn có thể yên tâm hoàn toàn khi áp dụng phương pháp này vì nó an toàn, không gây phản ứng phụ.

 
Giảm mỡ thừa với nấm linh chi
Linh chi

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Kết hợp bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo trị bệnh ung thư

Hiện nay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng có nhắc đến một bài thuốc có trong tài liệu y học Trung Quốc kết hợp giữa 2 vị thuốc là bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên với công dụng bỗ trợ cho việc điều trị các bệnh ung thư trong giai đoạn đầu khi được phát hiện sớm như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tử cung.
Bạch hoa xà thiệt thảo, hay có tên khác là cỏ lưỡi rắn hoa trắng, lưỡi rắn trắng. Loại cỏ này này có nhiều ở các vùng trung du và đồng bằng mọc hoang ở bờ ruộng, hai bên đường đi. Trong Đông y, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, không có độc; được dùng để chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm cầu họng, viêm gan, sỏi mật, kiết lỵ cấp, mụn nhọt, ung thũng, chấn thương, rắn cắn, ho.
Bán chi liên hay hoàng cầm râu, thuẩn râu, là loại cây thường mọc ở những nơi sáng và ẩm, ở các bãi ruộng hoang từ vùng đồng bằng đến vùng cao. Trong Đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát; được dùng để chữa các bệnh lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ trướng, đặc biệt là chống khối u tân sinh.
Theo một số tài liệu y học Trung Quốc thì hai vị thuốc bạch hoa xà thiệt thảo và bạch chi liên đã được ứng dụng trong việc bổ trợ chữa trị một số bệnh ung thư trong thời kỳ đầu như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tử cung và những hiệu quả bước đầu đã được ghi nhận.
Theo đó thì các vị thuốc được kết hợp trong bài thuốc như sau:
Sử dụng 40g bán chi liên khô (nếu dùng bán chi liên tươi thì dùng 80g) và 80g bạch hoa xà thiệt thảo (nếu dùng tươi thì dùng 160g). Đem 2 vị thuốc này nấu với 750ml nước, cạn đến còn khoảng 200ml thì dừng lại, chia số thuốc này ra 2 lần để uống nguội sáng và chiều, uống trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn 2 tiếng. Sau đó bạn cũng có thể nấu lại một lần nữa với nhiều nước hơn để uống thay trà.

Vì bài thuốc này không có độc nên có thể duy trì trong 3 – 4 tháng, nếu thấu có máu mủ tiết ra là đang tiến triển tốt và trong thời gian này cũng nên kiêng các món ăn cay nóng. Tuy nhiên trong thời gian dùng thuốc có thể gặp phải một số phản ứng phụ như ngứa hoặc tiêu chảy nhưng không lâu sau đó thì hết.
Kết hợp bán chi liên và hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư
Bạch hoa xà

Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả.

Cây sả có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm, tên khoa học là Cymbopogon. Là loại cây cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi lớn với nhiều cây nhỏ, cao từ khoảng 0.8 đến 1m. Cây sả có lá lá dài và thon, hai mặt lá giáp nhám tương tự như lá lúa. Thân và rễ có màu trắng hoặc hơi tím.
Cây sả ở một số nơi gọi là cỏ sả, sả chanh hay hương mao. Đây là một loại gia vị rất phố biến với mùi thơm đặc trưng, thường được dùng trong các món chè, súp, món cà ri hay nấu những món được chế biến từ thịt gia cầm và hải sản để át đi mùi tanh và làm dậy mùi món ăn.
Vì sả có mùi thơm nên cũng được để khử mùi hôi hay đuổi côn trùng, tuy nhiên đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất của cây sả, mà điều đó chính là sả có khả năng trị bệnh vô cùng tuyệt vời. Uống nước sả mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ở các nước châu Á, ngoài làm gia vị thì sả được sử dụng như một cây thuốc, có thể sử dụng tươi, sấy khô hay tán thành bột đều được. Thường thì người ta chỉ sử dụng phần thân non bên trong sả, bóc bỏ những lớp cứng và già bên ngoài đi.
Thành phần chính có trong tinh dầu sả chính là citral, là chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thì sả còn có những công dụng khác như: Trị rối loạn kinh nguyệt, giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh, rối loạn tiêu hóa, giải độc, có lợi cho hệ thần kinh, giảm huyết áp, giảm đau và giảm huyết áp.

Cây sả non lấy phần gốc rửa thật sạch, xắt ra những khoanh nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô, tán bộ, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng để súc miệng làm sạch miệng cũng rất tốt.
Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả
Cây sả

Rau dền gai trị sỏi thận

Rau dền gai đâu chỉ có công dụng chữa bệnh gai cột sống, trị bệnh khớp mà đây còn là bài thuốc dân gian để chữa bệnh sỏi thận, dùng rau dền gai thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì không cần phải tiến hành phẫu thuật
Thảo dược thiên nhiên có công dụng chữa bệnh sỏi thận có trong thiên nhiên rất nhiều và là một thiếu sót nếu không nói đến hiệu quả này của rau dền gai. Rau dền gai thường mọc tự nhiên ở sau vườn nhà, hai bên đường hay ở những bãi đất trống. Giống cây này khác với các loại rau dền thông thường đó là có gai mềm, màu xanh.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở cả hai giới nhưng đàn ông thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, cứ khoảng 1000 người thì sẽ có 3 – 4 người mắc bệnh sỏi thận trong giai đoạn từ 30 đến 60 tuổi, còn ở phụ nữ là 2 người trong khoảng từ 20 – 30 tuổi trong một năm.
Sỏi thận chính là kết quả do sự kết tủa của một số chất trong nước tiểu, trong đó có 83% sỏi ở nam giới và 70% sỏi ở nữ giới có chứa canxi dưới hình thức canxi oxalat. Những viên sỏi được sinh ra trong thận, lưu chuyển qua niệu quả và xuống bàng quang. Nếu kích thước sỏi nhỏ thì có thể ra ngoài bằng đường tiểu tiện, còn nếu sỏi quá lớn không thể đi qua niệu quả, gây tắc nghẽn và làm cản trở dòng tiểu đi xuống bàng quang sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân.
Rau dền gai là một loại dược liệu tuy không hiếm nhưng lại vô cùng quý, là một vị thuốc dân gian và đang ngày càng được y học quan tâm nghiên cứu để đưa vào chữa trị. Trong dền gai có chữa một lượng lớn natrat kali, có tính lợi tiểu nên được dùng để chữa các bệnh về thận, và cũng chữa bệnh phù thũng, bệnh lậu, làm thuốc điều kinh.

Để chữa bệnh sỏi thận bằng rau dền gai thì có một bài thuốc được công nhận là cho hiệu quả cao với công thức: Sử dụng rễ rau dền gai đã được sao vàng, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, mã đề, đậu đen sao thơm mỗi vị lấy 12g, vỏ bí đao 20g. Đem tất cả sắc với nước để uống. Mỗi ngày 1 thang và liên tục trong 10 ngày để có được hiệu quả mong muốn.
Rau dền gai trị sỏi thận
Rau dền gai

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Tận dụng hết cây bầu đất để chữa hết bệnh

Cây bầu, bầu đất hay bầu nậm, bầu canh, là một loại cây có quả nấu canh quá quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình Việt, món ăn thơm ngon, mùi vị đặc trưng, tươi mát, đã vậy lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ có quả bầu mà cả lá bầu, hoa bầu, rễ bầu, tua cuốn đều có công dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh. 
Theo Đông y, quả bầu đất có vị ngọt, tính lạnh; vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, được dùng để chữa các bệnh đái dắt, tiểu đường, phổi nóng, ho vô cùng hiệu quả.
Như đã nói từ đầu, toàn bộ các bộ phận của cây bầu đất đều có tác dụng, mỗi bộ phận lại có một điểm mạnh riêng. Lá bầu đất là một loại thức ăn chống đói. Tua cuốn của cây bầu được dùng để trị rôm sẩy, mụn nhọt. Hoa bầu vừa trong việc chữa bệnh thì sẽ được nấu nước uống chống thiếu nước, khi được kết hợp với các loại hải sản tôm, cua thì sẽ chống tiêu chảy hiệu quả. Và cả tua cuốn và hoa bầu đều có tác dụng giải nhiệt độc, nên dùng để nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa. Còn hạt bầu lại có tác dụng đối với những người bị viêm nướu răng, tụt lợi răng, sưng mộng răng, khi dùng khoảng 10 – 15 hạt bầu hãm với nước sôi sẽ rất tốt.
Trong khi đó, quả bầu có vị hơi nhạt, tính mát; quả bầu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ngứa, lợi tiểu và người ta sử dụng quả bầu để chữa chứng tiểu tiện ít, ho, phổi nóng. Quả bầu được thu hái khi còn chưa chín hẳn để làm thuốc, vỏ bầu được dùng để chữa chứng chướng bụng, phù thũng.
Quả và hạt là 2 phần được sử dụng làm thuốc là chủ yếu. Thịt quả bầu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, chữa các chứng đái dắt, mụn lỡ, đái tháo,…Quả bầu già khi được đem sắc lên và lấy nước uống thì sẽ có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước. Và ngay cả phần vỏ của quả già cũng được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên cũng cần chú ý là bầu có tính mát, ăn nhiều dễ bị đau bụng vì vậy không nên sử dụng cho người bị phong hàn, ăn khó tiêu.

 
Cây bầu đất chữa bệnh
Cây bầu đất

Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt

Cà gai leo là một loại cây mọc hoang ở nước ta, đây là vị thuốc dân gian được nhân dân tận dụng chữa được rất nhiều loại bệnh khó, đặc biệt là các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan,… Và sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cà gai leo:

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào ung thư: Dùng 30g cà gai leo, cây dừa cạn, cây chó đẻ răng cưa mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau lưng,nhức mỏi, tê thấp: Dùng cà gai leo, thổ phục linh, lá lốt, kê huyết đằng mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục 10 – 30 thang.
– Giải rượu: Dùng 100g cà gai leo sắc với 400ml nước, nấu khi cạn còn lại 150ml thì ngưng, uống khi thuốc còn ấm. Hoặc dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi cho người say uống thay nước. Bài thuốc này theo kinh nghiệm dân gian là có tác dụng rất tốt, vừa giúp nhanh chóng tỉnh rượu vừa giúp bảo vệ gan tốt. Bên cạnh đó, khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì có thể tránh được say.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Dùng 35g rễ hoặc thân cây cà gai leo sắc với 1 lít nước, nấu đến khi cạn còn 300ml thì ngưng, chia ra 3 lần để uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng làm hạ men gan, giải độc gan tốt.
Đó là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gia leo được dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số trường hợp bệnh cụ thể. Đồng thời bệnh nhân cũng cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
Bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo

Làm đẹp với đương quy

Nhờ thành phần Collagen Teana C1 có trong đương quy đã biến cây thảo mộc này thành nhân sâm dành cho vẻ đẹp của phụ nữ. Có thể nói đây là thảo mộc hàng đầu trong việc làm đẹp, ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến phụ nữ. 

Công dụng của đương quy được biết đến là giúp tăng cường hoạt huyết, tăng sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể, giúp da và các tế bào được khỏe mạnh hơn. Phụ nữ bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều hoặc bị ứ huyết thì nên sử dụng đương quy.
Chính nhờ khả năng hoạt huyết, kích thích lưu thông máu mà khi được dùng để làm đẹp, đương quy có vai trò làm tăng cường hoạt động tuần hoàn máu trên da, làm trắng da, giảm khô nứt, loại bỏ nám và tàn nhang; kích thích sự hoạt động của da từ đó giúp da khỏe mạnh hơn.
Thành phần của đương quy có chứa các chất axit ferulic, amino, chứa nhiều tinh dầu cũng như các nguyên tố vi lượng nên khi sử dụng sẽ không gây dị ứng cho da hay lưu lại thành phần gây hại trên da. Thành phần Collagen Teana C1 của đương quy giúp tăng cường hoạt huyết trên da, xóa vết nám trên da. Khi sử dụng chung với cam thảo, chanh tươi, vitamin C thì giúp làm tăng khả năng giữ ẩm, tăng cường làm mịn và làm sáng da.

Hiện nay, đương quy cũng là một thành phần được sử dụng trong các loại mỹ phầm có tác dụng loại bỏ mụn, trị nám da, là thành phần trong các sản phẩm kem dưỡng chống khô da, nứt nẻ. Và đương quy cũng có công dụng làm đẹp tóc, giúp răng chắc khỏe không bị chảy máu chân răng.
Làm đẹp với đương quy
Đương Quy