.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Hiển thị các bài đăng có nhãn bai-thuoc-hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bai-thuoc-hay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Trị bệnh viêm gan với cây dành dành

Cây dành dành được biết đến như là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi loại hoa màu trắng bắt mắt, cho mùi thơm vô cùng dễ chịu mà còn được sử dụng như một vị thuốc quý. Từ lâu, dành dành đã trở thành một vị thuốc lâu đời nổi tiếng, trong Đông y hay còn gọi là chi tử, đặc biệt với công dụng chữa trị vàng da, viêm gan. 

Trong Đông y thì dành dành có vị đắng, tính hàn, bổ vào 3 kinh tâm phế và tam tiêu; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu viêm. Người ta dùng vị thuốc chi tử này để chữa rất nhiều chứng bệnh vàng da, vàng mắt, viêm gan, sốt, người hồi hộp bồn chồn, đầy bụng, tức ngực, khó ngủ, đau họng, mắt đỏ, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, người hay bị chảy máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiên ra máu.
Theo một số nghiên cứu hiện đại với kết quả cho thấy, trong cây dành dành, hay chính xác hơn là quả dành dành có chứa một chất màu vàng tên là gardenin. Chất này có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng sắc tố mật trong máu, làm giảm số lượng này xuống. Và đây cũng lý do mà người ta dùng dành dành để trị bệnh vàng da.
Một số bài thuốc dân gian có sử dụng chi tử để chữa các chứng bệnh vàng da, viêm gan như sau:
– Chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan: Sử dụng 12g chi tử, 24g nhân trần sắc với 600ml nước, nấu cho đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Sau đó cho thêm đường vào phần nước sắc này để làm si rô nhân trần. Chia ra làm 3 để uống trong ngày.
– Chữa vàng da, vàng mắt: Sử dụng 5g chi tử, 5g hoàng bá, 2g cam thảo, đem sắc với 600ml. Bắc lên bếp và đun trong khoảng nửa giờ. Sau đó thì chia số nước thuốc còn lại 2 – 3 lần để uống trong ngày.
– Chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da: Sử dụng 9g chi tử, 18g nhân trần, 6g đại hoàng, đem sắc với 300ml nước, nấu cho đến khi nước cạn còn 200ml thì dừng. Dùng để uống trong ngày.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Trị bệnh viêm gan với cây dành dành
Cây dành dành

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Mè đen giúp nhuận trường tốt

Theo Đông y  chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa (yếu tố bẩm sinh) như âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già, phụ nữ sau đẻ cơ nhục bị suy yếu khí trệ, hoặc do người vốn dương hư không vận hành được khí gây tân dịch không lưu thông hoặc di kiết lỵ mãn tính làm tỳ vị kém vặn hoá hây táo bón. Y học cổ truyền chia táo bón thành các thể khác nhau. 
– Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 – 20 g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.
– Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
– Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

 Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM.
Mè đen giúp nhuận trường tốt
Mè đen

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Tạm biệt sỏi thận với chuốt hột rừng

Sỏi thận là một bệnh thường gặp của người Việt Nam, căn bệnh này gây những đau đớn, khổ sở cho người bệnh và thường phải can thiệp bằng việc mổ để lấy hạt sỏi ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hạn sỏi còn nhỏ hoặc chưa thể mổ lấy sỏi thì việc sử dụng thuốc đúng cách là một biệt pháp tối ưu để điều trị từ từ và hạn chế những biến chứng của loại bệnh này như đau đớn, tiểu ra máu, sốt cao,…
Ngoài sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ thì chuối hột rừng, được xem là một bài thuốc quý dành cho những người bị bệnh sỏi thận. Tống cổ những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 7mm qua đường từ nhiên bằng chuối hột là một cách điều trị nội khoa được đánh giá khá cao, cho hiệu quả tốt.
Quả chuối hột không còn xa lạ gì khi trong ruột quả chuối chỉ toàn là hột, khi chín ăn khá ngọt. Theo đó, bài thuốc trị bệnh sỏi thận từ chuối hột như sau: Bạn chọn những trái chuối hột thật chín (lưu ý là không ăn chuối xanh, sẽ rất không tốt cho sức khỏe), lấy hột chuối phơi khô rồi tán nhỏ ra để nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa cà phê bột hột chuối và 2 lít nước rồi bắc lên bếp, đun với lửa nhỏ. Đến khi nước cạn xuống còn 2/3 thì dừng nước đó để uống hằng ngày như uống trà. Bạn duy trì việc này trong vòng 2 – 3 tháng liền thì kết quả nhận lại được khá tốt.
Hoặc cũng một cách khác để chữa bệnh sỏi thận đó là đem quả chuối hột chín thái mỏng, sao vàng rồi hạ thổ 7 ngày, một ngày lấy 1 vốc tay, tức là chừng 1 quả chuối, sắc với 3 – 4 bát nước lọc, uống vào lúc no cũng cho kết quả khá khả quan.
Bên cạnh đó, trái chuối hột cũng có công dụng rất tốt trong việc trị bệnh tiểu đường, táo bón, trị cảm sốt hay các bệnh ngoài da như hắc lào, trị bệnh nha chu,...
Chuối hột rừng trị sỏi thận
Chuối hột rừng

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Hiệu quả từ việc dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang

Càng ngày, tỏi càng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống. Giờ đây người ta sử dụng tỏi không chỉ để nấu ăn nữa mà còn dùng tỏi để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau của con người, một trong số đó phải kể đến bệnh viêm xoang mà rất nhiều người mắc phải.
Trong tỏi có chứa hàm lượng cho các chất oxy hóa, chúng có tác dụng làm nở mạch, tiêu diệt các loại virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giúp sát trùng, chống viêm nhiễm, ngăn chặn cũng như tiêu diệt sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp điều trị viêm xoang bằng tỏi đã được áp dụng từ lâu và an toàn.
Không mất quá nhiều thời gian và cũng không tốn quá nhiều công sức, chỉ bằng những cách đơn giản nhất, với tỏi, là bạn đã có thể đánh bay căn bệnh đáng ghét này, cả trường hợp viêm xoang cấp và cả viêm xoang mãn tính. Cụ thể những phương pháp đó là:
– Ăn tỏi tươi:
Tỏi được bóc sạch vỏ, rửa và để ăn sống. Ăn tỏi sống mỗi ngày cũng với cơm hoặc chấm nước mắm, mỗi lần từ 1 – 2 tép tỏi. Còn không cũng có thể giã nhỏ tỏi pha với nước nóng để uống, vị tỏi càng nồng càng cay thì công hiệu càng tốt. Dùng cách này thường xuyên trong 3 – 6 tháng sẽ rất tốt, đối với những trường hợp bệnh nhẹ thì có thể sẽ khỏi hẳn.
– Rượu tỏi
Chuẩn bị 3g tỏi đã bóc sạch vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào ngâm với 500ml rượu trắng, ngâm trong khoảng 10 ngày, khi tỏi chuyển từ màu trắng sang màu vàng nghệ thì có thể đem ra để sử dụng. Mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt vào mũi, bóp nhẹ cho đến khi nó ngấm nhưng không được nhỏ nhiều đặc biệt là với trẻ em, hoặc người lớn cũng có thể uống rượu tỏi vào sáng sớm và trước khi đi ngủ.
– Nước tỏi pha với mật ong:

Cách này sẽ cầu kì hơn một chút. Tỏi được bóc vỏ rồi đem giã nhuyễn ra, lọc bả đi, còn phần nước cốt còn lại đem pha với mật ong theo tỉ lệ 1 phần nước tỏi pha với 2 phần mật ong. Hỗn hợp này không phải để uống mà sẽ dùng để tra vào mũi. Vệ sinh mũi trước, sau đó dùng bông nhúng vào hỗn hợp vào cho vào mũi. Có thể sẽ cảm thấy bỏng rát khó chịu lúc đầu nhưng sau đó, khi tinh chất ngấm vào xoang rồi sẽ cảm giác thoải mái hơn rất nhiều. Nếu kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần thì bệnh sẽ thuyên giảm đi đáng kể.

Đó là những phương pháp mà bạn có thể áp dụng để chữa bệnh viêm xoang của mình với tỏi. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, trong một số trường hợp sử dụng quá liều hoặc sai chỉ định thì tỏi có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn. Người có tạng nhiệt, nóng sốt, nhiễm trùng, phụ nữ có thai nên cẩn thận khi dùng tỏi dài ngày. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng tỏi trước khi phẫu thuật và cho người đang điều trị HIV/AIDS
Hiệu quả từ việc dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang
Tỏi

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Chăm sóc mắt với dược thảo

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ cần chút mỏi mệt, thâm quầng cũng làm cho mắt mất đẹp. Để che bớt những “báo cáo” xấu đó, hãy sử dụng các phương pháp cây nhà lá vườn. Mí mắt bị sệ khi luống tuổi trông rất mệt mỏi và xấu. Để mí mắt khỏe, cần tập thể dục cho mí bằng cách dùng hai bàn tay vuốt ngược từ chân mày lên trán. Cần vuốt mỗi buổi sáng và mỗi lần thực hiện từ 10 – 20 lượt vuốt. Song song, nên đắp mắt bằng những lát dưa leo ướp lạnh.
Nước và chất dinh dưỡng trong dưa leo được bổ sung cho tế bào mí mắt. Độ mát lạnh vừa phải của dưa leo làm săn chắc da mắt. Việc luân phiên đắp dưa leo và nước hoa hồng cho kết quả tốt hơn nữa. Làm nước hoa hồng bằng cách ngâm 20 cánh hoa hồng tươi vào ly nước 700C – 800C rồi dùng bông gòn nhúng vào nước hoa hồng, đắp lên mắt vài phút trước khi ngủ. Độ ấm của nước hoa hồng cùng dưỡng chất giúp máu lưu thông đến mí mắt nhiều hơn, giúp chúng khỏe khoắn hơn.
Nếu mắt bị thâm quầng do mất ngủ, nên điều trị bệnh mất ngủ, bằng cách uống trà tim sen, ăn khoảng chục trái nhãn lồng để có giấc ngủ êm ả, không mộng mị. Trường hợp quá căng thẳng, khó ngủ, không nên vội dùng thuốc ngủ thông thường mà tận dụng thuốc làm từ thảo dược: bình vôi, sen lá, lạc tiên, vông nem, trinh nữ. Loại thuốc này cũng có bán tại các nhà thuốc Tây. Để mắt bớt quầng thâm, dùng túi trà đã ngâm lấy nước đắp lên mắt rất hiệu quả. Chế độ ăn uống cần bổ sung đậu, mè…, uống đủ nước.
Bọng mỡ ở mắt thường do cấu tạo của mắt, chăm sóc mắt chỉ giúp hạn chế tình trạng này. Dùng động tác “đánh đàn piano” để mỡ không tụ nhiều ở vùng này (dùng hai ngón tay, thay phiên gõ thật nhẹ vào vùng bọng mỡ). Không ăn tối quá trễ, nên ăn lạt vì chế độ dinh dưỡng nhiều muối cũng làm mắt sưng phồng. Chú ý ăn uống đủ dưỡng chất, tránh ánh nắng mặt trời, đeo kính râm bảo vệ mắt khi đi ra nắng.

Làm việc với máy vi tính nhiều rất dễ mỏi mắt, khô mắt, cần dùng thêm nước mắt nhân tạo. Về ăn uống, chú ý ăn thực phẩm giàu vitamin A như: cam, xoài, đu đủ… Thảo dược bào chế từ gấc giúp mắt sáng hơn, nên uống bổ sung khi mắt mỏi mệt.
Chăm sóc mắt với dược thảo
Chăm sóc mắt với dược thảo

Bài thuốc trị thiếu máu

Thiếu máu là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu cấp tính do chấn thương, do phẫu thuật, băng huyết sau đẻ… và thiếu máu mạn tính do tủy xương hoạt động kém, cơ thể bị thiếu hụt các thành phần để sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố như sắt, vitamin B12, acid folic… do sự rối loạn cơ quan tạo máu
Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi chứng huyết hư, hư lao. Nguyên nhân là do sự rối loạn hoạt động của các tạng tâm, tỳ, thận ảnh hưởng đến khí huyết của cơ thể mà sinh bệnh. Sau đây là một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh.
Thể khí huyết đều hư: biểu hiện thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác. Phép chữa là bổ khí huyết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 100g, đinh lăng 100g, thục địa 100g, hoàng tinh 100g, tam thất 20g. Tất cả tán mịn uống ngày 100g.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 16g, cao ban long 12g, bạch thược 12g, a giao 8g, đương quy 12g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 6g, mộc hương 6g, viễn chí 8g, táo nhân 8g, long nhãn 12g, phục linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Bát trân thang: đương quy (tẩm rượu sao) 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, xuyên khung 6 – 8g, đại táo 2 – 3 quả, đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 12g, thục địa 12g, cam thảo 2- 4g, sinh khương 2 – 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5: Đương quy bổ huyết thang:đương quy 8g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can thận âm hư: biểu hiện đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, có thể chảy máu cam, mạch tế sác. Phép chữa là bổ can thận âm. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 20g, ba kích 20g, thục địa 40g, sơn thù 12g, thỏ ty tử 20g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 20g, thiên môn 20g, nhục thung dung 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: trâu cổ, đỗ đen sao đường trắng, nấu thành cao. Mỗi ngày uống lượng cao tương đương với 20 – 40g trâu cổ.
Bài 3: Lục vị địa hoàng thang gia giảm: thục địa 15g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đan bì 8g, cỏ nhọ nồi 16g, mai ba ba 12g, ngẫu tiết 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ thận dương hư: biểu hiện sắc mặt trắng bệch, chóng mặt hoa mắt, tai ù, sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, ngại nói, mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Phép chữa là ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 20g, hoàng tinh 20g, thỏ ty tử 20g, phá cố chỉ 20g, phục linh 12g, đẳng sâm 20g, đương quy 12g, lộc giác giao 20g, lộc nhung 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bát trân thang gia thêm: hoàng kỳ 12g, hà thủ ô 6g, ba kích 12g, cao ban long 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Những người bệnh thiếu máu nhẹ biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, ngủ ít, chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt, mạch hư, tế đới sác vô lực. Dùng một trong các bài:
Bài 1: rau má 20g, cỏ nhọ nồi 20g, đẳng sâm 20g, huyết dụ 20g, hoài sơn 30g, hoàng tinh 20g, mạch nha 20g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống ngày 20g.
Bài 2: hà thủ ô 20g, thục địa 12g, củ mài 20g, hạt sen 12g, ngải cứu 20g, táo nhân 12g, ích mẫu 20g, đẳng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên ngày uống 20 – 40g.
Bài 3: tam thất sao khô tán bột ngày 4g uống với rượu hoặc hấp cách thủy với gà, phủ tạng động vật ăn.
Bài 4: Nhân sâm dưỡng vinh thang: dùng trong trường hợp huyết hư kèm theo khí hư: nhân sâm 16g, hoàng kỳ 16g, thục địa 16g, phục linh 12g, bạch truật 8g, đương quy 10g, quế tâm 6g, ngũ vị tử 10g, viễn chí 8g, sinh khương 5g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, trần bì 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trường hợp bệnh nặng cần kết hợp với các phương pháp khác của y học hiện  đại.
Bài thuốc trị thiếu máu
Trị thiếu máu



Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Rau dền gai trị sỏi thận

Rau dền gai đâu chỉ có công dụng chữa bệnh gai cột sống, trị bệnh khớp mà đây còn là bài thuốc dân gian để chữa bệnh sỏi thận, dùng rau dền gai thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì không cần phải tiến hành phẫu thuật
Thảo dược thiên nhiên có công dụng chữa bệnh sỏi thận có trong thiên nhiên rất nhiều và là một thiếu sót nếu không nói đến hiệu quả này của rau dền gai. Rau dền gai thường mọc tự nhiên ở sau vườn nhà, hai bên đường hay ở những bãi đất trống. Giống cây này khác với các loại rau dền thông thường đó là có gai mềm, màu xanh.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở cả hai giới nhưng đàn ông thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, cứ khoảng 1000 người thì sẽ có 3 – 4 người mắc bệnh sỏi thận trong giai đoạn từ 30 đến 60 tuổi, còn ở phụ nữ là 2 người trong khoảng từ 20 – 30 tuổi trong một năm.
Sỏi thận chính là kết quả do sự kết tủa của một số chất trong nước tiểu, trong đó có 83% sỏi ở nam giới và 70% sỏi ở nữ giới có chứa canxi dưới hình thức canxi oxalat. Những viên sỏi được sinh ra trong thận, lưu chuyển qua niệu quả và xuống bàng quang. Nếu kích thước sỏi nhỏ thì có thể ra ngoài bằng đường tiểu tiện, còn nếu sỏi quá lớn không thể đi qua niệu quả, gây tắc nghẽn và làm cản trở dòng tiểu đi xuống bàng quang sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân.
Rau dền gai là một loại dược liệu tuy không hiếm nhưng lại vô cùng quý, là một vị thuốc dân gian và đang ngày càng được y học quan tâm nghiên cứu để đưa vào chữa trị. Trong dền gai có chữa một lượng lớn natrat kali, có tính lợi tiểu nên được dùng để chữa các bệnh về thận, và cũng chữa bệnh phù thũng, bệnh lậu, làm thuốc điều kinh.

Để chữa bệnh sỏi thận bằng rau dền gai thì có một bài thuốc được công nhận là cho hiệu quả cao với công thức: Sử dụng rễ rau dền gai đã được sao vàng, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, mã đề, đậu đen sao thơm mỗi vị lấy 12g, vỏ bí đao 20g. Đem tất cả sắc với nước để uống. Mỗi ngày 1 thang và liên tục trong 10 ngày để có được hiệu quả mong muốn.
Rau dền gai trị sỏi thận
Rau dền gai

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Trị cảm phong hàn với quế

Tên thuốc: Ramulus Cinnamoni.  
Tên khoa học: Cinnamomum loureirrii Ness.
Họ Long Não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: vỏ.
– Việt Nam có nhiều loại quế: quế nổi tiếng nhất là Quế Thanh (Thanh Hoá, C.loureiri Nees) rồi đến Quế quy.
– Vỏ quế bóc ở một cây phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau, và tác dụng khác nhau.
+ Quế hạ bản: lấy ở phần dưới thân. Thứ này hay giáng xuống mà ít bốc lên.
+ Quế trung châu: lấy ở phần giữa thân cây.
+ Quế thượng biểu: lấy ở phần trên cây.
Hai thứ này có tác dụng bốc lên.
+ Quế chi: lấy ở cành cây, Quế chi tiêm lấy ở ngọn cành. Thứ này đi ra ngoài thân và chân tay.

– Cách xem quế tốt xấu: có nhiều cách:

+ Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là tốt nhất, nếu nước như nước chè xanh là loại hai, nếu nước đỏ là loại ba.
+ Nếm miếng quế thấy vị ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt (cay ít thôi) là quế tốt.
+ ở Thanh Hoá có câu ‘lòng son, vỏ khế’ là nói lên quế tốt phải như thế.
+ Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trong như sáp, rất mịn và thấy có đường ‘bạch chỉ phân du’ là quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng nếu ngoằn ngoèo là không tốt lắm.
+ Tây y cho quế tốt là phải có tỷ lệ tinh dầu cao. Nhưng nói chung quế khô, có mùi thơm, có chất dầu, vị cay hơi ngọt, vỏ hơi nâu không vụn nát, ẩm là tốt.
– Ở Trung Quốc có loại quế đơn, quế bì, còn gọi là quế nhục (C.cassia BL) cây này có mọc ở nước ta. Trên thị thường còn có quan quế hay quế xây lăng (C.Zeylanicum Nees) có giá trị nhất.
Tính vị:   vị ngọt, cay, tính đại nhiệt. Vào hai kinh Can  và Thận.
Chủ trị: trị chân tay lạnh, tả lỵ, đau bụng, bế kinh, tiêu hoá, kiện Vị.
– Ngoại cảm phong hàn: Dùng  Quế chi với Ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của Quế.
– Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt, mạch Phù Trì: Dùng Quế chi  với Bạch thược trong bài Quế Chi Thang.
Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng: Dùng  Quế chi với Phụ tử.
– Tâm Tỳ dương hư ở biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông: Dùng  Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
– Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim: Dùng  Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Thang.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.
Làm nước hãm (quế thường): cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng. Tẩm nước đồng tiện 1 – 2 ngày đêm (để giáng hoả vì nóng quá xông lên hại mắt).
Cho miếng quế đã tẩm vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi róc ngay ra bỏ đi, cho vào nước sôi khác, lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống. Uống lần sau pha với nước khác mà dùng. Một lượt vỏ quế như thế có thể pha 2 – 3 lần.
Bảo quản: để tránh mất hương vị của quế, trát sáp mật ong vào hai đầu thanh Quế, dùng giấy bóng kính gói kỹ, đựng vào thùng kín. Để nơi khô ráo, kín, mát, tránh nơi ẩm.
Kiêng ky: không phải hư hàn không nên dùng.Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ.
Trị cảm phong hàn với quế
Quế

Tác dụng tuyệt vời của mật ong trong việc làm đẹp

Sử dụng mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ những công dụng tuyệt vời của nó. Bản thân mật ong là một chất chống oxi hóa đóng vai trò quan trong trong việc bảo vệ da khỏi sự tấn công của tia cực tím, giúp da không bị lão hóa sớm, ngăn ngừa các bệnh về da. Đồng thời, mật ong cũng có thể chống nhiễm trùng, làm sạch chất bẩn ở bên dưới lớp da trên cùng, các thành phần hoạt tính sẽ thẩm thấu vào lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, vậy nên việc sử dụng mật ong sẽ giúp cho da tránh được những yếu tố gây tổn thương da từ bên trong và cả bên ngoài. 
Da bị mụn là điều không ai mong muốn cả những cũng rất khó để tránh khỏi. Hiện nay, không hiếm những sản phẩm kem trị mụn, tuy nhiên bạn không biết sản phẩm mình đang sử dụng có hợp với da mình hay không, có gây nên biến chứng gì hay không, vậy nên bạn có thể thay thế bằng việc sử dụng mật ong – một phương pháp từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn.

Mật ong phù hợp với mọi loại da

Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng nên nó sẽ giúp loại bỏ những nốt mụn đáng ghét trên da.
Ngoài ra, mật ong cũng dưỡng ẩm cho da, nó giúp hấp thu và giữ lại nước trong da, giữ cho da luôn mềm mại và có đủ độ ẩm cần thiết, để da không bị khô và nhăn.

Giúp cải thiện tình trạng thừa cân của cơ thể

Bạn muốn có một vóc dáng chuẩn để có thể tự tin mặc những bộ đồ bó sát sành điệu những những lớp mỡ thừa tích tụ ở eo, đùi và bắp tay không cho phép bạn làm điều này. Bạn có thể sử dụng mật ong trong khẩu phần ăn uống của mình để biến chuyện đó thành hiện thực mà.
Mật ong sẽ hộ trợ bạn trong việc đốt cháy mỡ thừa và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Uống mật ong pha với chanh tươi và nước ấm vào mỗi buổi sáng khi bụng đói sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa. Đồng thời cách này cũng giúp bạn loại bỏ được độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Sạm da do nắng cũng được mật ong xử lý

Bạn cần trộn hỗn hợp mật ong với chanh tươi và dầu hạnh nhân rồi thoa lên những vùng da sạm mỗi ngày. Nó sẽ giúp tẩy hết lớp da bị sạm, cháy nắng, trả lại cho bạn một làn da mịn màng và trắng trẻo.

Mật ong chăm sóc tóc

Để phục hồi mái tóc khô xơ của mình, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng mật ong. Trộn mật ong với dầu xả để ủ tóc, hoặc nếu có nhiều thời gian hơn thì bạn có thể xay nhuyễn chuối rồi trộn với mật ong và chút dầu oliu để thoa lên tóc. Hay mật ong pha nước ấm xịt lên tóc cũng giúp cho mái tóc trở nên mềm mại và óng ả hơn.

Và thêm một tác dụng nữa của mật ong không nhiều người biết đó là ngăn rụng tóc. Mật ong có chứa chất dưỡng ẩm, bổ sung độ ẩm cho tóc khô và giúp ngăn ngừa rụng tóc. Cũng chính hàm lượng đường cao trong mật ong sẽ giúp duy trì độ ẩm, cho tóc nhanh dài và chắc khỏe hơn.
Mật ong làm đẹp da
Mật ong

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Bài thuốc hay điều trị bệnh đau dạ dày từ củ tam thất

Những ai đã từng hoặc đang bị đau dạ dày thì sẽ cảm thấy vô cùng bực bội vì căn bệnh “khó chiều” này. Đây là một bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh, lúc ăn no quá cũng bị đau mà cả lúc đói cũng sẽ bị đau. Thường những người hay thức đêm, suy nghĩ nhiều, hay nhịn đói hoặc uống nhiều bia rượu sẽ gặp phải loại bệnh này. 
Cả Đông y và Tây y đều có những loại thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả nhưng việc sử dụng quá nhiều thuốc tây cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cho cơ thể vậy nên tốt nhất chúng ta hãy nghiên cứu cách chữa bệnh bằng Đông y nhé.
Thường thì người ta sẽ dùng mật ong với nghệ, nghệ được rửa sạch, thái lát, nghiền nhỏ rồi ngâm với mật ong để uống hằng ngay, đây được coi là biện pháp phổ biến, được nhiều người biết đến, cả mật ong và nghệ cũng dễ kiếm, dễ mua nữa nên lại càng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này lại chưa phải là tối ưu nhất. Có một phương pháp khác được đánh giá là mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn nữa đó là dùng củ tam thất.
Củ tam thất không chỉ giúp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả mà còn giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ tam thất là nấu cháo tam thất.
Bạn chuẩn bị khoảng 2 củ tam thất, gạo nếp vừa đủ và xương ống heo. Tam thất được rửa sạch, ngâm cho mềm, dùng da thái lát mỏng. Xương lợn được rửa rồi chần qua nước sôi cho xương đỡ hôi và hết chất bẩn. Cả xương và tam thất đều được cho vào nồi để ninh chung cùng với gạo nếp. Ninh cho đến khi nào xương ra hết chất, gạo nếp nở mềm thì nêm nếm vừa ăn là có thể dùng được.
Món cháo tam thất này có thể dùng để ăn thay cơm hằng ngày, liên tục trong 1 tháng thì tình trạng bệnh được cải thiện và dần hết. Nếu bệnh nặng hơn thì có thể dùng lâu dài hơn. Đồng thời, trong thời gian này, người bệnh tuyệt đối không được dùng bia rượu, thuốc lá, cần đi ngủ sớm hơn, tránh căng thẳng, làm việc nặng nhọc hay ăn những loại thức ăn cứng hoặc có nhiều axit.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Người bị cao huyết áp nhất định không thể thiếu tỏi nếu muốn chữa hết bệnh

Cao huyết áp là tình trạng bệnh nhiều người mắc phải khi huyết áp lên cao trên 140mmHg. Thường sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi, cơ địa của mỗi người mà sẽ có những sự chênh lệch khác nhau. Theo thống kê thì hiện nay, tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh cao huyết áp đang ngày càng tăng cao và có gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm. Việc điều trị bệnh đang được cả xã hội quan tâm, cả các phương pháp sử dụng thuốc Tây y thì những phương pháp dân gian đều được áp dụng.

Ngoài tác dụng là một gia vị quen thuộc, người ta còn thường dùng tỏi để trừ tà và nó cũng là một vị thuốc quý trong điều trị bệnh, nhất là bệnh cao huyết áp. Tỏi có vị cay, tính ôn, nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, tiêu nhọt, trừ phong. Không chỉ có ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới đều thừa nhận công dụng này của tỏi. Bởi vậy những người mắc bệnh cao huyết áp nhất định không thể không giữ tỏi bên mình được. Trước hết cần phải nắm rõ 3 cách chữa bệnh tốt nhất từ tỏi đã.

– Ngâm rượu tỏi:

Sử dụng 500g tỏi bóc sạch vỏ ngâm trong 1 lít rượu trắng. Sau khi ngâm khoảng 15 ngày thì có thể dùng để chữa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày dùng 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần dùng 30 – 40ml rượu tỏi. Khi sử dụng loại rượu này, người bệnh cũng cần đo huyết áp thường xuyên để biết cách điều chỉnh cho phù hợp.

– Tỏi hầm đậu trắng:

Sư dụng 100g tỏi bóc sạch vỏ và 200g đậu trắng. Tỏi được thái lát mỏng ra còn đậu trắng cũng rửa sạch, cắt miếng. Tỏi và đậu được cùng cho vào nồi, thêm nước rồi ninh nhừ lên. Nấu 1 lần rồi chia ra nhiều lần để ăn trong ngày, ăn hết cả phần nước lẫn phần cái. Mỗi tuần ăn 2- 3 lần là đủ để không xảy ra hiện tượng huyết áp xuống quá thấp.

– Tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền:


Phương pháp này được đánh giá cao, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Là huyệt nằm giữa lòng bàn chân, khi đắp tỏi giã cùng với hành lá vào sẽ làm hạ huyết áp nhanh chóng, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp lưu thông máu, cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Chỉ cần áp dụng mỗi ngày 1 lần là đã mang lại hiệu quả.
Là những biện pháp phổ biến, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mà không lo nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu như quá bận rộn hay không đủ điều kiện để thực hiện các biện pháp trên thì bạn cũng có thể ăn sống tỏi hằng ngày, hoàn toàn có thể, vừa giúp làm hạ huyết áp, vừa giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tỏi trị bệnh cao huyết áp
Tỏi


Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả từ 2 vị thuốc quý

Là một trong những căn bệnh phổ biến và không kém phần nguy hiểm, bệnh tiểu đường nếu không được chú ý điều trị thì sẽ dễ mắc các biến chứng như mù mắt, hoại tử, tắc nghẽn mạch máu, suy thận,… Bệnh nhân tiểu đường không có cách nào để chữa dứt bệnh mà phải sống chung với nó, dùng các biện pháp để phòng ngừa các biến chứng gây ra do bệnh.

Nói về biện pháp phòng ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra thì cách kết hợp hai vị thuốc là cam thảo đất và diệp hạ châu được xem là rất có hiệu quả. Bài thuốc này sẽ giúp đỡ người bệnh chữa được các biến chứng của bệnh tiểu đường, giúp cân bằng đường huyết hiệu quả.
Cây diệp hạ châu trong dân gian hay còn gọi là cây chó đẻ, đây từ lâu được coi là thần dược cho việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Và để có thể phát huy hết những đặc tính của nó cũng như tăng cao hiệu quả chữa bệnh thì khi sử dụng người ta đã kết hợp diệp hạ châu với cam thảo đất và cho ra kết quả hơn cả mong đợi.
Theo đó, chúng ta có bài thuốc kết hợp giữa cam thảo đất và diệp hạ châu để chống lại các biến chứng của bệnh tiểu đường cũng như điều hòa lượng đường huyết là: Sử dụng diệp hạ châu và cam thảo đất một lượng bằng nhau từ 10 – 15g. Đem 2 vị thuốc này nấu nước để uống hằng ngày. Trong quá trình uống cần quan sát thêm nếu hết biến chứng thì có thể giảm mỗi thứ xuống còn 5g để uống mỗi ngày.
Cây hạ diệp châu phòng bệnh tiểu đường - bài thuốc hay
Cây hạ diệp châu

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Với các bài thuốc nam, không còn gan nhĩm mỡ

Gan nhiễm mỡ là một bệnh đang có dấu hiệu gia tăng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện nay, do chế độ ăn uống không khoa học cùng với lối sống thiếu lành mạnh đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển, tuy là bệnh lành tính nhưng lại có khả năng dẫn đến xơ hóa tới 25%.
Để ngăn chặn tình trạng này cũng như điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần phải có chế độ ăn uống hợp lý hơn, hạn chế những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, hạn chế bia rượu, hút thuốc, ngoài phương pháp chữa bệnh bằng Tây y thì những bài thuốc nam từ các loại thảo dược thiên nhiên cũng mang lại hiệu quả trị bệnh tốt.
Chúng ta có các bài thuốc nam trị gan nhiễm mỡ như sau chủ yếu là từ lá trà khô bởi đây là một vị thuốc có tác dụng tiêu mỡ trong cơ thể mà rất nhiều chị em vẫn sử dụng hằng ngày để làm giảm lượng mỡ trong cơ thể vì vậy nó cũng có tác dụng đối với bệnh gan nhiễm mỡ.
– Mỗi ngày sử dụng 3g trà khô kết hợp thêm với 15g trạch tả, đem hãm với nước sôi trong 20 phút là có thể uống được, bài thuốc sẽ giúp bảo vệ gan, tiêu mỡ, giảm béo và rất lợi tiểu.
– Sử dụng 2g trà khô, 5g cam thảo, 10g uất kim và 25g mật ong. Đem thái vụn các vị thuốc ra, trộn đều với nhau và đem hãm với nước để uống trong ngày. Cách làm này sẽ giúp tiêu trừ độc tố tích tụ trong gan.
– Sử dụng 3g trà khô cùng với 10g sắn dây thái phiến và 20g lá sen. Đem thái vụn tất cả ra rồi hãm với nước sôi, dùng uống thay trà trong ngày. Uống nước này sẽ giúp giải độc tố, hạ mỡ máu và giảm béo. Hoặc cũng có thể dùng lá sen thái vụn rồi cũng hãm uống như trà, nhưng cần phải pha chế đúng cách và đúng liều lượng mới được.
– Sử dụng 30g rễ cây trà, 10g thảo quyết minh và 60g trạch tả. Đem các vị thuốc thái vụn rồi hãm với nước uống hằng ngày. Bài thuốc này giúp làm giảm lượng mỡ trong máu cũng như phòng chống bệnh béo phì. Nó thích hợp cho người bị gan nhiễm mỡ kéo theo tình trạng rối loạn lượng mỡ trong máu và người đang mắc bệnh mạch vành bẩm sinh.
– Sử dụng 3g hoa trà, 3g trần bì, 3g bạch linh. Đem thái vụn các nguyên liệu ra rồi hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, chờ nguội bớt thì lấy uống thay trà. Cách làm này giúp cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ của bệnh nhân.




Trị gan nhiễm mỡ từ thuốc đông y
Trị gan nhiễm mỡ