.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Qủa gấc giúp trẻ hóa làn da

Chiết xuất thiên nhiên từ những loại thảo dược giúp tăng cường sự trẻ trung, ngăn ngừa lão hóa cho chị em phụ nữ.
Phụ nữ bắt đầu tuổi 30 trở đi, cùng với những lo toan công việc đời thường, nhất là những người luôn bận rộn với thương trường, những phụ nữ chịu áp lực gia đình, stress, cơ thể bắt đầu lão hóa, làn da thâm nám, không còn căng tràn sức sống.
Thay vì bỏ số tiền lớn để mua những sản phẩm bên ngoài về dùng, sao chúng ta không tự chăm sóc da bằng cách sử dụng các thảo dược mà thiên nhiên ban tặng để có làn da đẹp?
Khi nữ giới xuất hiện những vết nhăn, đốm nám, tàn nhang đó là hiện tượng rối loạn hoocmon, do người có máu xấu, nóng gan, khí huyết lưu thông kém, rối loạn kinh nguyệt, sinh lý nữ giảm sút…
Giờ đây để làm kìm hãm tốc độ lão hóa, trẻ hóa da, không còn là chuyện khó, từ xa xưa con người đã biết dùng sữa ong chúa làm thực phẩm chống lão hóa và phục hồi tế bào da. Ngày nay qua nhiều công trình nghiên cứu đều đã chứng minh sữa ong chúa có tác dụng trong việc làm đẹp da từ bên trong, giúp duy trì một làn da trắng sáng, căng mịn, tươi trẻ, bởi trong sữa ong chúa có chứa acid amin, gelatin, DHA, vitamin, biotin, và tiền tố hocmôn. 
Chất quyết định sự trẻ trung, thanh xuân và làn da đẹp khỏe từ bên trong chính là tiền tố hocmon (khi vào cơ thể sẽ chuyển thành estrogen đối với nữ và testosteron đối với nam giới). Từ việc suy giảm nội tiết tố có thể dẫn đến sạm da, nám da.
Dầu gấc chứa lượng beta – caroten rất cao, đây là một tiền chất của vitamin A rất cần thiết cho cơ thể, có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa lipid, nguyên tố vi lượng và photpho. Nó duy trì sự hoàn chỉnh của tổ chức biểu mô như da và niêm mạc.
Vitamin A nguyên chất từ dầu gấc rất cần cho sự sáng mắt và sự sinh trưởng, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, tốt cho trẻ em chậm lớn, bệnh khô mắt, quáng gà, kém ăn mất ngủ rất cần dùng. Dầu gấc rất thích hợp cho người đang bị viêm da, trứng cá, kháng khuẩn và mau lành vết thương. Bên cạnh đó dầu gấc còn có công dụng cao trong việc nhuận tràng, trị táo bón, giúp làn da tươi trẻ, mịn màng.
Bên cạnh đó, sử dụng vitamin E lại có tác dụng hỗ trợ và làm mịn da, cũng như điều trị sẹo sau mụn, giúp bảo vệ mô khỏi quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sự tươi trẻ, giảm nếp nhăn và da khô.
Qủa gấc giúp trẻ hóa làn da
Qủa gấc



Giảm mỡ thừa với nấm linh chi

Những người khác tìm đến nấm linh chi để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, chữa bệnh u bướu, tăng chức năng sinh lý, chữa bệnh về gan thì không ít chị em phụ nữ tìm đến nấm linh chi vì tác dụng làm đẹp của nó, mà đây lại là một loại thảo dược có tác dụng giảm cân, chống béo phì vô cùng an toàn, hiệu quả cao.
Hiện nay tình trạng béo phì càng gia tăng, tính chất của bệnh cũng không chỉ đơn giản là thừa cân mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa, đột quỵ nữa. Nên tốt nhất là nhanh nhanh giảm cân thôi.
Thông qua việc kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, khiến lượng chất béo và mỡ thừa trong cơ thể được đốt cháy một cách tốt nhất nên mang lại hiệu quả giảm cân tốt. Nấm linh chi cũng hỗ trợ hệ bài tiết làm việc tốt hơn, loại bỏ ra ngoài cơ thể các chất béo, chất độc hại, cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.
Khi bạn sử dụng nấm linh chi thì hoạt động trao đổi chất của cơ thể cũng được tăng cường, kích thích quá trình đốt cháy mỡ thừa diễn ra nhanh hơn, giảm được sự hình thành các tế bào mỡ, giúp cơ thể thải độc tố ra ngoài, từ đó mang lại cho bạn một vóc dáng cân đối, hài hòa, ấn tượng.
Đồng thời, việc bạn sử dụng nấm linh chi cũng mang lại những tác động tích cực cho gan, làm tan mỡ, ngăn chặn các chất bột đi vào cơ thể gây ra tình trạng thừa cân. Nấm linh chi cũng giảm lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường, hạ mức triglycerides, một số loại chất béo trong máu xuống mức thấp nhất, nên sẽ phòng ngừa được các bệnh về tim mạch.
Bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng nấm linh chi hằng ngày để không còn cảm giác thèm ăn nhiều, có cảm giác no lâu, quá trình giảm cân cũng vì thế mà diễn ra tự nhiên, an toàn hơn. Bạn có thể yên tâm hoàn toàn khi áp dụng phương pháp này vì nó an toàn, không gây phản ứng phụ.

 
Giảm mỡ thừa với nấm linh chi
Linh chi

Chăm sóc mắt với dược thảo

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ cần chút mỏi mệt, thâm quầng cũng làm cho mắt mất đẹp. Để che bớt những “báo cáo” xấu đó, hãy sử dụng các phương pháp cây nhà lá vườn. Mí mắt bị sệ khi luống tuổi trông rất mệt mỏi và xấu. Để mí mắt khỏe, cần tập thể dục cho mí bằng cách dùng hai bàn tay vuốt ngược từ chân mày lên trán. Cần vuốt mỗi buổi sáng và mỗi lần thực hiện từ 10 – 20 lượt vuốt. Song song, nên đắp mắt bằng những lát dưa leo ướp lạnh.
Nước và chất dinh dưỡng trong dưa leo được bổ sung cho tế bào mí mắt. Độ mát lạnh vừa phải của dưa leo làm săn chắc da mắt. Việc luân phiên đắp dưa leo và nước hoa hồng cho kết quả tốt hơn nữa. Làm nước hoa hồng bằng cách ngâm 20 cánh hoa hồng tươi vào ly nước 700C – 800C rồi dùng bông gòn nhúng vào nước hoa hồng, đắp lên mắt vài phút trước khi ngủ. Độ ấm của nước hoa hồng cùng dưỡng chất giúp máu lưu thông đến mí mắt nhiều hơn, giúp chúng khỏe khoắn hơn.
Nếu mắt bị thâm quầng do mất ngủ, nên điều trị bệnh mất ngủ, bằng cách uống trà tim sen, ăn khoảng chục trái nhãn lồng để có giấc ngủ êm ả, không mộng mị. Trường hợp quá căng thẳng, khó ngủ, không nên vội dùng thuốc ngủ thông thường mà tận dụng thuốc làm từ thảo dược: bình vôi, sen lá, lạc tiên, vông nem, trinh nữ. Loại thuốc này cũng có bán tại các nhà thuốc Tây. Để mắt bớt quầng thâm, dùng túi trà đã ngâm lấy nước đắp lên mắt rất hiệu quả. Chế độ ăn uống cần bổ sung đậu, mè…, uống đủ nước.
Bọng mỡ ở mắt thường do cấu tạo của mắt, chăm sóc mắt chỉ giúp hạn chế tình trạng này. Dùng động tác “đánh đàn piano” để mỡ không tụ nhiều ở vùng này (dùng hai ngón tay, thay phiên gõ thật nhẹ vào vùng bọng mỡ). Không ăn tối quá trễ, nên ăn lạt vì chế độ dinh dưỡng nhiều muối cũng làm mắt sưng phồng. Chú ý ăn uống đủ dưỡng chất, tránh ánh nắng mặt trời, đeo kính râm bảo vệ mắt khi đi ra nắng.

Làm việc với máy vi tính nhiều rất dễ mỏi mắt, khô mắt, cần dùng thêm nước mắt nhân tạo. Về ăn uống, chú ý ăn thực phẩm giàu vitamin A như: cam, xoài, đu đủ… Thảo dược bào chế từ gấc giúp mắt sáng hơn, nên uống bổ sung khi mắt mỏi mệt.
Chăm sóc mắt với dược thảo
Chăm sóc mắt với dược thảo

Bài thuốc trị thiếu máu

Thiếu máu là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu cấp tính do chấn thương, do phẫu thuật, băng huyết sau đẻ… và thiếu máu mạn tính do tủy xương hoạt động kém, cơ thể bị thiếu hụt các thành phần để sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố như sắt, vitamin B12, acid folic… do sự rối loạn cơ quan tạo máu
Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi chứng huyết hư, hư lao. Nguyên nhân là do sự rối loạn hoạt động của các tạng tâm, tỳ, thận ảnh hưởng đến khí huyết của cơ thể mà sinh bệnh. Sau đây là một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh.
Thể khí huyết đều hư: biểu hiện thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác. Phép chữa là bổ khí huyết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 100g, đinh lăng 100g, thục địa 100g, hoàng tinh 100g, tam thất 20g. Tất cả tán mịn uống ngày 100g.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 16g, cao ban long 12g, bạch thược 12g, a giao 8g, đương quy 12g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 6g, mộc hương 6g, viễn chí 8g, táo nhân 8g, long nhãn 12g, phục linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Bát trân thang: đương quy (tẩm rượu sao) 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, xuyên khung 6 – 8g, đại táo 2 – 3 quả, đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 12g, thục địa 12g, cam thảo 2- 4g, sinh khương 2 – 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5: Đương quy bổ huyết thang:đương quy 8g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can thận âm hư: biểu hiện đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, có thể chảy máu cam, mạch tế sác. Phép chữa là bổ can thận âm. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 20g, ba kích 20g, thục địa 40g, sơn thù 12g, thỏ ty tử 20g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 20g, thiên môn 20g, nhục thung dung 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: trâu cổ, đỗ đen sao đường trắng, nấu thành cao. Mỗi ngày uống lượng cao tương đương với 20 – 40g trâu cổ.
Bài 3: Lục vị địa hoàng thang gia giảm: thục địa 15g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đan bì 8g, cỏ nhọ nồi 16g, mai ba ba 12g, ngẫu tiết 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ thận dương hư: biểu hiện sắc mặt trắng bệch, chóng mặt hoa mắt, tai ù, sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, ngại nói, mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Phép chữa là ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 20g, hoàng tinh 20g, thỏ ty tử 20g, phá cố chỉ 20g, phục linh 12g, đẳng sâm 20g, đương quy 12g, lộc giác giao 20g, lộc nhung 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bát trân thang gia thêm: hoàng kỳ 12g, hà thủ ô 6g, ba kích 12g, cao ban long 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Những người bệnh thiếu máu nhẹ biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, ngủ ít, chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt, mạch hư, tế đới sác vô lực. Dùng một trong các bài:
Bài 1: rau má 20g, cỏ nhọ nồi 20g, đẳng sâm 20g, huyết dụ 20g, hoài sơn 30g, hoàng tinh 20g, mạch nha 20g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống ngày 20g.
Bài 2: hà thủ ô 20g, thục địa 12g, củ mài 20g, hạt sen 12g, ngải cứu 20g, táo nhân 12g, ích mẫu 20g, đẳng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên ngày uống 20 – 40g.
Bài 3: tam thất sao khô tán bột ngày 4g uống với rượu hoặc hấp cách thủy với gà, phủ tạng động vật ăn.
Bài 4: Nhân sâm dưỡng vinh thang: dùng trong trường hợp huyết hư kèm theo khí hư: nhân sâm 16g, hoàng kỳ 16g, thục địa 16g, phục linh 12g, bạch truật 8g, đương quy 10g, quế tâm 6g, ngũ vị tử 10g, viễn chí 8g, sinh khương 5g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, trần bì 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trường hợp bệnh nặng cần kết hợp với các phương pháp khác của y học hiện  đại.
Bài thuốc trị thiếu máu
Trị thiếu máu



Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Kết hợp bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo trị bệnh ung thư

Hiện nay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng có nhắc đến một bài thuốc có trong tài liệu y học Trung Quốc kết hợp giữa 2 vị thuốc là bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên với công dụng bỗ trợ cho việc điều trị các bệnh ung thư trong giai đoạn đầu khi được phát hiện sớm như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tử cung.
Bạch hoa xà thiệt thảo, hay có tên khác là cỏ lưỡi rắn hoa trắng, lưỡi rắn trắng. Loại cỏ này này có nhiều ở các vùng trung du và đồng bằng mọc hoang ở bờ ruộng, hai bên đường đi. Trong Đông y, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, không có độc; được dùng để chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm cầu họng, viêm gan, sỏi mật, kiết lỵ cấp, mụn nhọt, ung thũng, chấn thương, rắn cắn, ho.
Bán chi liên hay hoàng cầm râu, thuẩn râu, là loại cây thường mọc ở những nơi sáng và ẩm, ở các bãi ruộng hoang từ vùng đồng bằng đến vùng cao. Trong Đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát; được dùng để chữa các bệnh lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ trướng, đặc biệt là chống khối u tân sinh.
Theo một số tài liệu y học Trung Quốc thì hai vị thuốc bạch hoa xà thiệt thảo và bạch chi liên đã được ứng dụng trong việc bổ trợ chữa trị một số bệnh ung thư trong thời kỳ đầu như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tử cung và những hiệu quả bước đầu đã được ghi nhận.
Theo đó thì các vị thuốc được kết hợp trong bài thuốc như sau:
Sử dụng 40g bán chi liên khô (nếu dùng bán chi liên tươi thì dùng 80g) và 80g bạch hoa xà thiệt thảo (nếu dùng tươi thì dùng 160g). Đem 2 vị thuốc này nấu với 750ml nước, cạn đến còn khoảng 200ml thì dừng lại, chia số thuốc này ra 2 lần để uống nguội sáng và chiều, uống trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn 2 tiếng. Sau đó bạn cũng có thể nấu lại một lần nữa với nhiều nước hơn để uống thay trà.

Vì bài thuốc này không có độc nên có thể duy trì trong 3 – 4 tháng, nếu thấu có máu mủ tiết ra là đang tiến triển tốt và trong thời gian này cũng nên kiêng các món ăn cay nóng. Tuy nhiên trong thời gian dùng thuốc có thể gặp phải một số phản ứng phụ như ngứa hoặc tiêu chảy nhưng không lâu sau đó thì hết.
Kết hợp bán chi liên và hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư
Bạch hoa xà

Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả.

Cây sả có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm, tên khoa học là Cymbopogon. Là loại cây cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi lớn với nhiều cây nhỏ, cao từ khoảng 0.8 đến 1m. Cây sả có lá lá dài và thon, hai mặt lá giáp nhám tương tự như lá lúa. Thân và rễ có màu trắng hoặc hơi tím.
Cây sả ở một số nơi gọi là cỏ sả, sả chanh hay hương mao. Đây là một loại gia vị rất phố biến với mùi thơm đặc trưng, thường được dùng trong các món chè, súp, món cà ri hay nấu những món được chế biến từ thịt gia cầm và hải sản để át đi mùi tanh và làm dậy mùi món ăn.
Vì sả có mùi thơm nên cũng được để khử mùi hôi hay đuổi côn trùng, tuy nhiên đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất của cây sả, mà điều đó chính là sả có khả năng trị bệnh vô cùng tuyệt vời. Uống nước sả mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ở các nước châu Á, ngoài làm gia vị thì sả được sử dụng như một cây thuốc, có thể sử dụng tươi, sấy khô hay tán thành bột đều được. Thường thì người ta chỉ sử dụng phần thân non bên trong sả, bóc bỏ những lớp cứng và già bên ngoài đi.
Thành phần chính có trong tinh dầu sả chính là citral, là chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thì sả còn có những công dụng khác như: Trị rối loạn kinh nguyệt, giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh, rối loạn tiêu hóa, giải độc, có lợi cho hệ thần kinh, giảm huyết áp, giảm đau và giảm huyết áp.

Cây sả non lấy phần gốc rửa thật sạch, xắt ra những khoanh nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô, tán bộ, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng để súc miệng làm sạch miệng cũng rất tốt.
Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả
Cây sả

Rau dền gai trị sỏi thận

Rau dền gai đâu chỉ có công dụng chữa bệnh gai cột sống, trị bệnh khớp mà đây còn là bài thuốc dân gian để chữa bệnh sỏi thận, dùng rau dền gai thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì không cần phải tiến hành phẫu thuật
Thảo dược thiên nhiên có công dụng chữa bệnh sỏi thận có trong thiên nhiên rất nhiều và là một thiếu sót nếu không nói đến hiệu quả này của rau dền gai. Rau dền gai thường mọc tự nhiên ở sau vườn nhà, hai bên đường hay ở những bãi đất trống. Giống cây này khác với các loại rau dền thông thường đó là có gai mềm, màu xanh.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở cả hai giới nhưng đàn ông thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, cứ khoảng 1000 người thì sẽ có 3 – 4 người mắc bệnh sỏi thận trong giai đoạn từ 30 đến 60 tuổi, còn ở phụ nữ là 2 người trong khoảng từ 20 – 30 tuổi trong một năm.
Sỏi thận chính là kết quả do sự kết tủa của một số chất trong nước tiểu, trong đó có 83% sỏi ở nam giới và 70% sỏi ở nữ giới có chứa canxi dưới hình thức canxi oxalat. Những viên sỏi được sinh ra trong thận, lưu chuyển qua niệu quả và xuống bàng quang. Nếu kích thước sỏi nhỏ thì có thể ra ngoài bằng đường tiểu tiện, còn nếu sỏi quá lớn không thể đi qua niệu quả, gây tắc nghẽn và làm cản trở dòng tiểu đi xuống bàng quang sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân.
Rau dền gai là một loại dược liệu tuy không hiếm nhưng lại vô cùng quý, là một vị thuốc dân gian và đang ngày càng được y học quan tâm nghiên cứu để đưa vào chữa trị. Trong dền gai có chữa một lượng lớn natrat kali, có tính lợi tiểu nên được dùng để chữa các bệnh về thận, và cũng chữa bệnh phù thũng, bệnh lậu, làm thuốc điều kinh.

Để chữa bệnh sỏi thận bằng rau dền gai thì có một bài thuốc được công nhận là cho hiệu quả cao với công thức: Sử dụng rễ rau dền gai đã được sao vàng, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, mã đề, đậu đen sao thơm mỗi vị lấy 12g, vỏ bí đao 20g. Đem tất cả sắc với nước để uống. Mỗi ngày 1 thang và liên tục trong 10 ngày để có được hiệu quả mong muốn.
Rau dền gai trị sỏi thận
Rau dền gai

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Tận dụng hết cây bầu đất để chữa hết bệnh

Cây bầu, bầu đất hay bầu nậm, bầu canh, là một loại cây có quả nấu canh quá quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình Việt, món ăn thơm ngon, mùi vị đặc trưng, tươi mát, đã vậy lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ có quả bầu mà cả lá bầu, hoa bầu, rễ bầu, tua cuốn đều có công dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh. 
Theo Đông y, quả bầu đất có vị ngọt, tính lạnh; vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, được dùng để chữa các bệnh đái dắt, tiểu đường, phổi nóng, ho vô cùng hiệu quả.
Như đã nói từ đầu, toàn bộ các bộ phận của cây bầu đất đều có tác dụng, mỗi bộ phận lại có một điểm mạnh riêng. Lá bầu đất là một loại thức ăn chống đói. Tua cuốn của cây bầu được dùng để trị rôm sẩy, mụn nhọt. Hoa bầu vừa trong việc chữa bệnh thì sẽ được nấu nước uống chống thiếu nước, khi được kết hợp với các loại hải sản tôm, cua thì sẽ chống tiêu chảy hiệu quả. Và cả tua cuốn và hoa bầu đều có tác dụng giải nhiệt độc, nên dùng để nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa. Còn hạt bầu lại có tác dụng đối với những người bị viêm nướu răng, tụt lợi răng, sưng mộng răng, khi dùng khoảng 10 – 15 hạt bầu hãm với nước sôi sẽ rất tốt.
Trong khi đó, quả bầu có vị hơi nhạt, tính mát; quả bầu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ngứa, lợi tiểu và người ta sử dụng quả bầu để chữa chứng tiểu tiện ít, ho, phổi nóng. Quả bầu được thu hái khi còn chưa chín hẳn để làm thuốc, vỏ bầu được dùng để chữa chứng chướng bụng, phù thũng.
Quả và hạt là 2 phần được sử dụng làm thuốc là chủ yếu. Thịt quả bầu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, chữa các chứng đái dắt, mụn lỡ, đái tháo,…Quả bầu già khi được đem sắc lên và lấy nước uống thì sẽ có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước. Và ngay cả phần vỏ của quả già cũng được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên cũng cần chú ý là bầu có tính mát, ăn nhiều dễ bị đau bụng vì vậy không nên sử dụng cho người bị phong hàn, ăn khó tiêu.

 
Cây bầu đất chữa bệnh
Cây bầu đất

Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt

Cà gai leo là một loại cây mọc hoang ở nước ta, đây là vị thuốc dân gian được nhân dân tận dụng chữa được rất nhiều loại bệnh khó, đặc biệt là các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan,… Và sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cà gai leo:

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào ung thư: Dùng 30g cà gai leo, cây dừa cạn, cây chó đẻ răng cưa mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau lưng,nhức mỏi, tê thấp: Dùng cà gai leo, thổ phục linh, lá lốt, kê huyết đằng mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục 10 – 30 thang.
– Giải rượu: Dùng 100g cà gai leo sắc với 400ml nước, nấu khi cạn còn lại 150ml thì ngưng, uống khi thuốc còn ấm. Hoặc dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi cho người say uống thay nước. Bài thuốc này theo kinh nghiệm dân gian là có tác dụng rất tốt, vừa giúp nhanh chóng tỉnh rượu vừa giúp bảo vệ gan tốt. Bên cạnh đó, khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì có thể tránh được say.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Dùng 35g rễ hoặc thân cây cà gai leo sắc với 1 lít nước, nấu đến khi cạn còn 300ml thì ngưng, chia ra 3 lần để uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng làm hạ men gan, giải độc gan tốt.
Đó là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gia leo được dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số trường hợp bệnh cụ thể. Đồng thời bệnh nhân cũng cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
Bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo

Làm đẹp với đương quy

Nhờ thành phần Collagen Teana C1 có trong đương quy đã biến cây thảo mộc này thành nhân sâm dành cho vẻ đẹp của phụ nữ. Có thể nói đây là thảo mộc hàng đầu trong việc làm đẹp, ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến phụ nữ. 

Công dụng của đương quy được biết đến là giúp tăng cường hoạt huyết, tăng sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể, giúp da và các tế bào được khỏe mạnh hơn. Phụ nữ bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều hoặc bị ứ huyết thì nên sử dụng đương quy.
Chính nhờ khả năng hoạt huyết, kích thích lưu thông máu mà khi được dùng để làm đẹp, đương quy có vai trò làm tăng cường hoạt động tuần hoàn máu trên da, làm trắng da, giảm khô nứt, loại bỏ nám và tàn nhang; kích thích sự hoạt động của da từ đó giúp da khỏe mạnh hơn.
Thành phần của đương quy có chứa các chất axit ferulic, amino, chứa nhiều tinh dầu cũng như các nguyên tố vi lượng nên khi sử dụng sẽ không gây dị ứng cho da hay lưu lại thành phần gây hại trên da. Thành phần Collagen Teana C1 của đương quy giúp tăng cường hoạt huyết trên da, xóa vết nám trên da. Khi sử dụng chung với cam thảo, chanh tươi, vitamin C thì giúp làm tăng khả năng giữ ẩm, tăng cường làm mịn và làm sáng da.

Hiện nay, đương quy cũng là một thành phần được sử dụng trong các loại mỹ phầm có tác dụng loại bỏ mụn, trị nám da, là thành phần trong các sản phẩm kem dưỡng chống khô da, nứt nẻ. Và đương quy cũng có công dụng làm đẹp tóc, giúp răng chắc khỏe không bị chảy máu chân răng.
Làm đẹp với đương quy
Đương Quy

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Nghệ góp phần trong điều trị bệnh về não

Các nhà khoa học Mỹ ngày 9/2 cho biết, những nghiên cứu trên động vật cho thấy, một loại thuốc mới làm từ thành phần hóa chất trong cây nghệ có thể giúp tái sản sinh các tế bào não sau đột quỵ.
CNB-001 – hợp chất phân tử được làm với curcumin, chất màu vàng tự nhiên có nguồn gốc từ một loại thảo dược lưu niên có tên gọi là cây nghệ và rất phổ biến trong các thực phẩm ở Nam Á và Trung Đông, đặc biệt là bột cari.
Trình bày phát hiện trên tại Hội thảo đột quỵ quốc tế của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nhà khoa học Paul Lapchak thuộc Trung tâm Y học Cedars-Sinai cho biết rằng, khi các chủ thỏ hấp thụ loại thuốc này trong một tiếng, tương đương với ba tiếng ở người, nó “đã giảm đột quỵ.”

Hiện nay, mới chỉ có một liệu pháp chữa trị được phê chuẩn đặc trị đột quỵ do chứng thiếu máu cục bộ nên máu không lên não, mang tên tissue plasminogen activator (tPA). Loại thuốc này được tiêm vào tính mạch để làm tan biến những cục nghẽn va phục hồi dòng chảy của máu. Do đó, CNB-001 là một bước đột phá quan trọng, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh mà rất hiệu quả.
Nghệ góp phần điều trị bệnh về não
Nghệ

Trị cảm phong hàn với quế

Tên thuốc: Ramulus Cinnamoni.  
Tên khoa học: Cinnamomum loureirrii Ness.
Họ Long Não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: vỏ.
– Việt Nam có nhiều loại quế: quế nổi tiếng nhất là Quế Thanh (Thanh Hoá, C.loureiri Nees) rồi đến Quế quy.
– Vỏ quế bóc ở một cây phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau, và tác dụng khác nhau.
+ Quế hạ bản: lấy ở phần dưới thân. Thứ này hay giáng xuống mà ít bốc lên.
+ Quế trung châu: lấy ở phần giữa thân cây.
+ Quế thượng biểu: lấy ở phần trên cây.
Hai thứ này có tác dụng bốc lên.
+ Quế chi: lấy ở cành cây, Quế chi tiêm lấy ở ngọn cành. Thứ này đi ra ngoài thân và chân tay.

– Cách xem quế tốt xấu: có nhiều cách:

+ Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là tốt nhất, nếu nước như nước chè xanh là loại hai, nếu nước đỏ là loại ba.
+ Nếm miếng quế thấy vị ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt (cay ít thôi) là quế tốt.
+ ở Thanh Hoá có câu ‘lòng son, vỏ khế’ là nói lên quế tốt phải như thế.
+ Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trong như sáp, rất mịn và thấy có đường ‘bạch chỉ phân du’ là quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng nếu ngoằn ngoèo là không tốt lắm.
+ Tây y cho quế tốt là phải có tỷ lệ tinh dầu cao. Nhưng nói chung quế khô, có mùi thơm, có chất dầu, vị cay hơi ngọt, vỏ hơi nâu không vụn nát, ẩm là tốt.
– Ở Trung Quốc có loại quế đơn, quế bì, còn gọi là quế nhục (C.cassia BL) cây này có mọc ở nước ta. Trên thị thường còn có quan quế hay quế xây lăng (C.Zeylanicum Nees) có giá trị nhất.
Tính vị:   vị ngọt, cay, tính đại nhiệt. Vào hai kinh Can  và Thận.
Chủ trị: trị chân tay lạnh, tả lỵ, đau bụng, bế kinh, tiêu hoá, kiện Vị.
– Ngoại cảm phong hàn: Dùng  Quế chi với Ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của Quế.
– Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt, mạch Phù Trì: Dùng Quế chi  với Bạch thược trong bài Quế Chi Thang.
Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng: Dùng  Quế chi với Phụ tử.
– Tâm Tỳ dương hư ở biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông: Dùng  Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
– Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim: Dùng  Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Thang.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.
Làm nước hãm (quế thường): cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng. Tẩm nước đồng tiện 1 – 2 ngày đêm (để giáng hoả vì nóng quá xông lên hại mắt).
Cho miếng quế đã tẩm vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi róc ngay ra bỏ đi, cho vào nước sôi khác, lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống. Uống lần sau pha với nước khác mà dùng. Một lượt vỏ quế như thế có thể pha 2 – 3 lần.
Bảo quản: để tránh mất hương vị của quế, trát sáp mật ong vào hai đầu thanh Quế, dùng giấy bóng kính gói kỹ, đựng vào thùng kín. Để nơi khô ráo, kín, mát, tránh nơi ẩm.
Kiêng ky: không phải hư hàn không nên dùng.Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ.
Trị cảm phong hàn với quế
Quế

Tác dụng tuyệt vời của mật ong trong việc làm đẹp

Sử dụng mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ những công dụng tuyệt vời của nó. Bản thân mật ong là một chất chống oxi hóa đóng vai trò quan trong trong việc bảo vệ da khỏi sự tấn công của tia cực tím, giúp da không bị lão hóa sớm, ngăn ngừa các bệnh về da. Đồng thời, mật ong cũng có thể chống nhiễm trùng, làm sạch chất bẩn ở bên dưới lớp da trên cùng, các thành phần hoạt tính sẽ thẩm thấu vào lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, vậy nên việc sử dụng mật ong sẽ giúp cho da tránh được những yếu tố gây tổn thương da từ bên trong và cả bên ngoài. 
Da bị mụn là điều không ai mong muốn cả những cũng rất khó để tránh khỏi. Hiện nay, không hiếm những sản phẩm kem trị mụn, tuy nhiên bạn không biết sản phẩm mình đang sử dụng có hợp với da mình hay không, có gây nên biến chứng gì hay không, vậy nên bạn có thể thay thế bằng việc sử dụng mật ong – một phương pháp từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn.

Mật ong phù hợp với mọi loại da

Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng nên nó sẽ giúp loại bỏ những nốt mụn đáng ghét trên da.
Ngoài ra, mật ong cũng dưỡng ẩm cho da, nó giúp hấp thu và giữ lại nước trong da, giữ cho da luôn mềm mại và có đủ độ ẩm cần thiết, để da không bị khô và nhăn.

Giúp cải thiện tình trạng thừa cân của cơ thể

Bạn muốn có một vóc dáng chuẩn để có thể tự tin mặc những bộ đồ bó sát sành điệu những những lớp mỡ thừa tích tụ ở eo, đùi và bắp tay không cho phép bạn làm điều này. Bạn có thể sử dụng mật ong trong khẩu phần ăn uống của mình để biến chuyện đó thành hiện thực mà.
Mật ong sẽ hộ trợ bạn trong việc đốt cháy mỡ thừa và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Uống mật ong pha với chanh tươi và nước ấm vào mỗi buổi sáng khi bụng đói sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa. Đồng thời cách này cũng giúp bạn loại bỏ được độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Sạm da do nắng cũng được mật ong xử lý

Bạn cần trộn hỗn hợp mật ong với chanh tươi và dầu hạnh nhân rồi thoa lên những vùng da sạm mỗi ngày. Nó sẽ giúp tẩy hết lớp da bị sạm, cháy nắng, trả lại cho bạn một làn da mịn màng và trắng trẻo.

Mật ong chăm sóc tóc

Để phục hồi mái tóc khô xơ của mình, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng mật ong. Trộn mật ong với dầu xả để ủ tóc, hoặc nếu có nhiều thời gian hơn thì bạn có thể xay nhuyễn chuối rồi trộn với mật ong và chút dầu oliu để thoa lên tóc. Hay mật ong pha nước ấm xịt lên tóc cũng giúp cho mái tóc trở nên mềm mại và óng ả hơn.

Và thêm một tác dụng nữa của mật ong không nhiều người biết đó là ngăn rụng tóc. Mật ong có chứa chất dưỡng ẩm, bổ sung độ ẩm cho tóc khô và giúp ngăn ngừa rụng tóc. Cũng chính hàm lượng đường cao trong mật ong sẽ giúp duy trì độ ẩm, cho tóc nhanh dài và chắc khỏe hơn.
Mật ong làm đẹp da
Mật ong