.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Chữa bệnh gan hiệu quả với cây lá gan

Theo Đông y, cây lá gan có vị đắng, tính hàn và có mùi hắc khi uống. Là một loại thảo dược phổ biến ở vùng Tây Bắc, cây lá gan là 1 vị thuốc chuyên dùng để chữa trị các bệnh về gan như men gan cao, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B và đặc biệt là viêm gan mãn tính.

Hiện nay cây lá gan được nhiều người biết đến và được sử dụng khá rộng rãi, vị thuốc này an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi sử dụng người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như thường xuyên thăm khám để kiểm tra bệnh tình của mình.
Cách dùng cây lá gan để chữa bệnh gan cũng rất đơn giản, nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần dùng khoảng 20g, còn nếu bệnh nặng hơn thì tăng lên 40g, đem sao vàng hạ thổ rồi sắc uống mỗi ngày. Bài thuốc này được nhiều người chia sẻ là có tác dụng chữa bệnh tốt, đồng thời còn giúp cải thiện chức năng gan, giảm nhanh các triệu chứng bệnh như vàng da, mắt vàng, người nhợt nhạt, bí tiểu, đi tiểu ra máu. Bài thuốc này cũng được dùng cho người bị nhiễm độc gan do dùng nhiều bia rượu, nóng gan, viêm gan B.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị viêm gan mãn tính còn gặp các triệu chứng như ngứa ngáy, mụn nhọt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thì có thể kết hợp thêm giảo cổ lam để tăng tác dụng chữa bệnh. Hay cũng có thể kết hợp thêm với cây cà gai leo để có tác dụng tốt hơn với người bị xơ gan và viêm gan B.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Chữa bệnh gan hiệu quả với cây lá gan
Cây lá gan

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Công dụng tri bệnh của cây mật gấu

Cây mật gấu là một vị thuốc quý từ rất lâu đời đã được ông cha ta sử dụng để chữa nhiều loại bệnh. Gần đây thì vị thuốc này còn được sử dụng nhiều hơn, thông dụng hơn và đã được các bác sĩ Đông y chứng nhận về công dụng của nó. 

Cây mật gấu là một loại cây đa năng, nó đa năng thứ nhất là ở chỗ toàn cây đều có thể dùng làm thuốc, nhưng chủ yếu dùng lá là chính; một cái đa năng nữa là chữa được rất nhiều bệnh khác nhau như làm mát gan, chữa sỏi mật, giảm đau lưng, thấp khớp, giảm béo phì, tiêu mỡ, trị bệnh gút, chữa viêm đại tràng, trị ho kéo dài, khạc ra má, giã rượu,…
Không chỉ ở nước ta mà cây mật gấu cũng được dùng để làm thuốc ở nhiều nước châu Á khác như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc,… Có lẽ nguồn gốc của cái tên cây mật gấu cũng là bởi vì vị của loại thuốc này rất đắng, đắng như mật gấu vậy.
Mật gấu thường được dùng cho các bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, viêm gan, vàng da và có các triệu chứng về gan; người hay bị đau nhức xương khớp, lưng gối yếu mỏi; người mệt mỏi, mất ngủ, tiêu chảy, bị ghẻ lở ngoài da; đối tượng bị đau dạ dày ,hệ tiêu hóa kém; những trường hợp bị thừa cân, béo phì mà có nhu cầu giảm cân thì cây mật gấu cũng là một giải pháp tốt và an toàn. Cây mật gấu còn giúp phòng và hỗ trợ điều trị sỏi mật, giải rượu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Một số bài thuốc trị bệnh có sử dụng mật gấu:
Trị bệnh tiểu đường: Sử dụng 40 – 50g lá và thân cây mật gấu khô sắc nước uống hằng ngày.
– Trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối: Sử dụng 30 – 40g lá và thân cây mật gấu khô sắc nước uống hằng ngày.
– Chữa bệnh lỵ: Sử dụng lá mật gấu tươi giã nát, chế thêm chút nước đã đun sôi, sau đó vắt lấy nước cốt, chia ra 3 lần để uống trong ngày. Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu kết hợp với lá mua, mỗi vị 20g để sắc nước uống.
– Trị bí đái: Sử dụng lá cây mật gấu tươi, xa tiền thảo tươi mỗi vị 15 – 20g để sắc nước uống.
– Dùng ngoài để điều trị viêm da dị ứng: Dùng lá mật gấu nấu nước thật đặc để rửa chỗ bị viêm. Kết hợp với việc uống trong, mỗi lần sắc 8 – 12g lá để uống.
Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Công dụng trị bệnh của cây mật gấu
Cây mật gấu

Nhục thung dung giúp tăng cường sinh lý

Nhục thung dung là một cây thuốc cổ, một cây thuốc quý đã được đưa vào sử dụng từ hơn 2000 năm trước với công dụng chủ lực đó là chữa các chứng sinh lý yếu ở cả 2 giới nam và nữ. Với công dụng và mang lại hiệu quả hết sức tuyệt vời đó mà vị thuốc này càng ngày càng được sử dụng nhiều để trị bệnh. Và nếu bạn có đang gặp một vài vấn đề trong “chuyện ấy” thì có thể tham khảo thêm một số bài thuốc hay món ăn thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh lý. 

Chữa liệt dương: Bạn có thể chọn một trong hai bài thuốc sau:
+ Nhục thung dung 30g, dâm dương hoắc 50g và rượu trắng 500ml. Ngâm 2 vị thuốc đó trong rượu ít nhất 1 tuần, nhớ lắc bình hằng ngày cho thuốc ra và tan đều. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần như vậy uống từ 15 đến 20ml.
+ Nhục thung dung 25g, gạo tẻ 50 – 100g. Bạn cho vào nồi gốm, thêm nước và nấu cháo, đến khi gạo chín nhừ thì nêm chút muối, mì chính cho vừa ăn. Bạn chia ra 2 bữa, một bữa sáng sớm và một bữa tối để dùng. Lưu ý những người âm hư, bí đại tiện do thực nhiệt thì không nên áp dụng bài thuốc này.
Chữa xuất tinh sớm: Nhục thung dung và tỏa dương mỗi vị 100g; long cốt, tang phiêu tiêu mỗi vị 50g, phục linh 25g, rượu trắng 3 lít. Bạn ngâm các vị thuốc trong rượu trắng ít nhất là 15 ngày, trong quá tình ngâm cũng nên lắc bình. Sau 15 ngày thì lấy thuốc ra uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần như vậy uống từ 20 đến 30ml.
– Chữa vô sinh ở nam giới: Nhục thung dung 30g; nhân sâm, thục địa hoàng mỗi vị 15g; hải mã, lộc nhung mỗi vị 10g, rượu trắng 1 lít. Ngâm các vị thuốc đã được chuẩn bị trong rượu trắng ít nhất là 1 tháng. Sau thời gian ngâm đó thì lấy ra uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần như vậy uống từ 15 đến 20ml. Trường hợp người bệnh đang bị cảm sốt thì không nên dùng.
– Chữa vô sinh ở nữ giới: Bạn có thể chọn 1 trong 2 bài thuốc sau:
+ Nhục thung dung, tiên linh tỳ mỗi vị 50g; ích mẫu thảo, đương quy, xuyên khung mỗi vị 30g; xích thược 25g. Ngâm các vị thuốc này trong 2 lít rượu trắng, ngâm ít nhất là 1 tháng. Sau thời gian ngâm này thì lấy ra uống, mỗi ngày 2 lần và mỗi lần từ uống từ 15 – 20g, hòa với mật ong để uống.
+ Nhục thung dung 25g, thỏ ty tử 15g, sơn dược 30g, thịt nạc dê 500g, gạo tẻ 50 – 100g cùng các loại gia vị. Với nguyên liệu và các vị thuốc như vậy thì bạn sẽ nấu cháo lên.Tuy nhiên cách nấu sẽ hơi khác một chút. Các vị thuốc không cho trực tiếp mà được buộc kín vào một túi vải, thịt dê thái nhỏ và nấu cùng với gạo tẻ. Sau khi thịt và gạo đã chín nhừ, thuốc cũng đã ra hết thì nêm gia vị vừa miệng, chia ra để ăn trong 1 ngày.
– Chữa thận dương bất túc, liệt dương, đau lưng, mỏi gối: Bạn chế biến món tôm viên với 10g nhục thung dung, 20g tôm nõn, 2 quả trứng gà, 150g bột mì, dầu ăn và các loại gia vị. Tôm nõn bạn ướp với chút rượu, muối và bột ngọt. Bạn nấu nhục thung dung để lấy khoảng nửa bát nước cốt, bỏ bã. Đập 2 quả trứng gà vào bát với bột mì, nước thuốc, nước gừng, hành lá, bột nở, rồi bột gia vị và khuấy đều lên. Sau đó cho tôm vào bát bột trứng. Chiên bột tôm trong chảo dầu sôi nóng cho đến vàng là được. Bạn chế biến món này để ăn trong vài ngày liền.
– Chữa liệt dương do thận dương hư nhược: Bạn dùng 2 trái cật cừu cùng với 15 – 20g nhục thung dung. Cật cừu được rửa sạch và nấu canh với nhục thung dung. Ăn món này mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 1 tuần.
– Chữa liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối: Với những chứng bệnh này thì bạn nên dùng món gan lợn. Nguyên liệu cho món ăn gồm 1 bộ gan lợn, 15g nhục thung dung. Nhục thung dung sẽ được ngâm nước, rửa sạch và thái lát. Gan lợn làm thật sạch, cắt miếng rồi cho cả 2 cùng vào nồi, đổ thêm 2 bát nước lã lớn. Ninh cho đến khi nước cạn còn 1 bát thì nêm gia bị và ăn cả nước lẫn cái. Nấu món này ăn mỗi ngày và kéo dài trong 1 tuần.

 Xem thêm thông tin về: Chữa bệnh gút tại TPHCM

Xem thêm thông tin các loại dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Nhục thung dung giúp tăng cường sinh lý
Nhục thung dung

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Trị bệnh viêm gan với cây dành dành

Cây dành dành được biết đến như là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi loại hoa màu trắng bắt mắt, cho mùi thơm vô cùng dễ chịu mà còn được sử dụng như một vị thuốc quý. Từ lâu, dành dành đã trở thành một vị thuốc lâu đời nổi tiếng, trong Đông y hay còn gọi là chi tử, đặc biệt với công dụng chữa trị vàng da, viêm gan. 

Trong Đông y thì dành dành có vị đắng, tính hàn, bổ vào 3 kinh tâm phế và tam tiêu; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu viêm. Người ta dùng vị thuốc chi tử này để chữa rất nhiều chứng bệnh vàng da, vàng mắt, viêm gan, sốt, người hồi hộp bồn chồn, đầy bụng, tức ngực, khó ngủ, đau họng, mắt đỏ, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, người hay bị chảy máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiên ra máu.
Theo một số nghiên cứu hiện đại với kết quả cho thấy, trong cây dành dành, hay chính xác hơn là quả dành dành có chứa một chất màu vàng tên là gardenin. Chất này có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng sắc tố mật trong máu, làm giảm số lượng này xuống. Và đây cũng lý do mà người ta dùng dành dành để trị bệnh vàng da.
Một số bài thuốc dân gian có sử dụng chi tử để chữa các chứng bệnh vàng da, viêm gan như sau:
– Chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan: Sử dụng 12g chi tử, 24g nhân trần sắc với 600ml nước, nấu cho đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Sau đó cho thêm đường vào phần nước sắc này để làm si rô nhân trần. Chia ra làm 3 để uống trong ngày.
– Chữa vàng da, vàng mắt: Sử dụng 5g chi tử, 5g hoàng bá, 2g cam thảo, đem sắc với 600ml. Bắc lên bếp và đun trong khoảng nửa giờ. Sau đó thì chia số nước thuốc còn lại 2 – 3 lần để uống trong ngày.
– Chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da: Sử dụng 9g chi tử, 18g nhân trần, 6g đại hoàng, đem sắc với 300ml nước, nấu cho đến khi nước cạn còn 200ml thì dừng. Dùng để uống trong ngày.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Trị bệnh viêm gan với cây dành dành
Cây dành dành

Uống chè Vằng để giảm béo bụng

“Dây cẩm văn” thực ra là một tên gọi khác của cây “chè vằng”, cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như “chè cước man”, “cây dâm trắng”, “dây vắng”, “mổ sẻ”, “dây vàng trắng”, “bạch hoa trà”, “giả tố hinh”, tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là “dây”). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai.
Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.
Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây “lá ngón” – một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là “đoạn trường thảo” vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, … Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín. 
Về tác dụng của lá chè vằng:

– Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.
– Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.
– Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).
Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không? 
Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm “béo bụng” ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.
Xem thêm thông tin chữa bệnh gút tại: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại : Phòng bệnh từ thiên nhiên

Uống chè vằng giúp giảm mỡ bụng
Lá chè vằng

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Cây cau đắng trị nhức đầu chóng mặt

Một điểm khác biệt của cây thuốc cây đằng này là người ta không sử dụng lá cây, cành cây hay phần rễ mà chỉ dụng phần mấu cành nơi có những cái gai cong và cứng như lưỡi câu mọc ra, sau đó được thu về, phơi hoặc sây khố để làm thuốc. Thường loại 2 gai sẽ tốt hơn 1 gai và không dùng phần thân đoạn không có gai.

Theo Y học cổ truyền, câu đằng có vị ngọt, chát, tính mát, không độc, đây là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, tản phòng, bình can. Khi sử dụng sẽ được dùng kết hợp  với các vị thuốc khác. Trong móc câu đằng có chứa nhiều thành phần quan trọng, bao gồm alkaloid, tanin, saponisid, flavonoid, coumarin.
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh hoàn hảo khác, trong dân gian, thường người ta sử dụng câu đằng trong các bài thuốc chữa tăng huyết áp, chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả. Các bài thuốc đó là:
– Sử dụng 10g câu đằng, 5g xuyên khung, 3g quế chi và 2g cam thảo. Tất cả các vị thuốc được đem thái nhỏ ra rồi sắc trong 400ml nước, nấu đến khi cạn còn 100ml thì ngưng. Chia ra làm 2 để uống trong ngày.
– Sử dụng 10g câu đằng; lá dâu, cúc hoa vàng, thảo quyết minh, hạ khô thảo mỗi vị 8g. Tất cả các vị thuốc được sao vàng rồi sắc uống.
– Sử dụng thạch cao 30g; câu đằng, phòng phong, cúc hoa vàng, phục linh, đẳng sâm, phục thần, mạch môn, trần bì mỗi vị 15g; cam thảo 7.5g. Tất cả các vị thuốc được đem tán nhỏ, rây thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 12g để sắc uống.
– Sử dụng câu đằng, ích mẫu, thạch quyết minh mỗi vị 12g; hạ khô thảo 10g; đỗ trọng 9g; hoàng cầm 6g. Tất cả các vị thuốc được đem sắc dưới dạng nước để uống trong ngày.
– Sử dụng câu đằng 12g; kỷ tử, sa sâm, hạ khô thảo, thạch hộc, mẫu lệ, mạch môn mỗi vị 8g; trạch tả, cúc hoa, địa cốt bì, táo nhân mỗi vị 6g. Tất cả các vị thuốc được sắc dưới dạng nước để uống.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Cây cau đắng trị nhức đầu, chóng mặt
Cây cau đắng 

Dâm dương hoắc tráng dương bổ thận

Dâm dương hoắc là cây thảo sống lâu năm. Cây phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới ở Đông Á. Trong y học cổ truyền, dâm dương hoắc được coi là có tác dụng bổ thận, tráng dương, khư phong, trừ thấp, cường gân cốt, mạnh tim. Dâm dương hoắc được dùng làm thuốc bổ thận, chữa các chứng liệt dương, hoạt tinh, di tinh, ít tinh dịch. Làm mạnh gân xương, chữa loãng xương, đau vùng thắt lưng, phong thấp tê bại, liệt nửa người. Còn dùng chữa thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hay quên. Ngày dùng 10-16g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc có dâm dương hoắc
*Chữa liệt dương:
Dâm dương hoắc 16g, cam thảo 4g, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày một thang.
Dâm dương hoắc, tiên mao (rễ sâm cau), ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Ngâm với rượu trắng (1,5-2 lít) trong 20 ngày. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày hai lần.
Chữaxuất tinh sớm, lưng gối mỏi đau, chân tay mỏi, đái rắt: Dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thục địa, hoài sơn, ngưu tất, hồ lô ba, thỏ ty tử, ba kích, ích trí nhân, phục linh, sơn thù du, mỗi vị 500g; nhục thung dung 2.500g, lộc hươu 500g, trầm hương 60g. Tất cả nghiền nhỏ trộn với mật ong làm thành viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 10g, ngày hai lần.
*Chữathận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp sưng đau: Dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 500ml; dược liệu chặt nhỏ bọc trong vải gạc, ngâm rượu trong hai tuần. Mỗi lần uống 10ml, ngày hai lần.
*Chữa tăng huyết áp ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh: Dâm dương hoắc, rễ sâm cau, ba kích, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốcbổ thận, chữa loãng xương, suy nhược cơ thể cho người cao tuổi: Dâm dương hoắc, rễ sâm cau, tang thầm (quả dâu tằm), hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù du 12g; thận dê hai quả. Nấu nhừ, ăn cả cái lẫn nước làm 2-3 lần trong ngày.

 Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Dâm dương hoắc tráng dương bổ thận
Dâm dương hoắc

Một số bài thuốc từ tần dày lá

Tần dày lá hay húng chanh, rau tần là một loại rau ăn quen thuộc trong đời sống người Việt Nam. Trong Đông y thì đây cũng là một vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau, nổi bật nhất là phải kể đến công dụng chữa bệnh ho, viêm họng, cổ họng khô rát, nói khan, mất tiếng. Ngoài ra tần dày lá cũng có tác dụng bổ phế trừ đàm, giải cảm, thông khí, giải độc rất tốt.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa một số bệnh cụ thể thường gặp trong cuộc sống, bạn có thể lưu lại để áp dụng khi cần thiết.
– Trẻ sốt cao do cảm nắng hoặc nhiễm nước: Sử dụng lá rau tần tươi giã nát cùng với một chút muối và nước sôi để nguội, sau đó vắt lấy nước cho trẻ uống, mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê. Còn phần bã cho thêm ít giấm hoặc rượu và thoa khắp người trẻ.
– Cảm, sốt, đau đầu, đau vai gáy, chảy nước mũi, đắng miệng: Sử dụng 50g lá rau tần tươi rửa sạch, băm nhỏ rồi cho sau trắng vào vừa xắp vừa trộ đều, đậy kín lại. Tiếp đến nấu một nồi nước xông thật sôi, kế hợp thêm các loại lá cây có hương thơm như chanh, sả, nước sôi rồi thì cho rau tàn vào, đậy kín, để sôi thêm 5 phút nữa thì bắc xuống cho người bệnh xông. Lúc xông phải phủ chăn kín, lau mồ hôi thật sạch. Cách làm này chỉ áp dụng được với người lớn.
– Viêm họng, tắc tiếng, ăn khó tiêu, đầy bụng, nôn ói: Sử dụng lá rau tần còn tươi rửa sạch, dùng để nhai nhuyễn và nuốt luôn cả nước lẫn bã.
– Ho do nhiệt, ho lâu ngày: Sử dụng 20g lá rau lần tươi rửa sạch, xắt nhỏ cùng với 20g đường phèn. Cho cả 2 thứ vào bát, chưng cách thủy, lấy phần nước để uống từ từ, phần bã có thể ăn hoặc ngậm nuốt nước. Mỗi ngày một lần và áp dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
– Dị ứng da: Sử dụng 15g rau tần dày lá khô sắc cùng với 2 chén nước, nấu đến khi cạn lại còn 1 chén thì ngưng, chia ra làm 3 lần để uống. Đồng thời dùng thêm nắm rau tần dày lá tươi giã nát cùng với muối hạt để đắp lên chổ bị sưng đỏ.
– Hôi miệng: Sử dụng một nắm lá rau tần kho, đem sắc đặc để ngậm và súc miệng.
– Viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: Sử dụng 12g rau tần dày lá tươi, 20g rau mùi thơm, đem 2 loại lá cùng ngâm nước muối rồi nhai và nuốt nước. 
Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Một số bài thuốc từ tần dày lá
Tần dày lá

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Trị mụn trứng cá bằng chè xanh

Ở các bạn nữ tuổi dậy thì thường bị mụn trứng cá ở mặt gây nhiều phiền muộn và mất tự tin, nguyên nhân có thể là do rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn hay do thói quen sinh hoạt hằng ngày và chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Trong đó, việc vệ sinh da mặt sạch sẽ cần được chú ý hơn cả. Và một gợi ý dành cho bạn với lá chè xanh không nên bỏ qua, một cách làm hết sức đơn giản, an toàn mà hiệu quả, lại ít tốn kém hơn so với việc sử dụng các loại mỹ phẩm được bán tràn lan trên thị trường. 
Lá chè xanh không còn xa lạ gì trong đời sống của chúng ta nữa, và công dụng trị bệnh của lá chè xanh cũng đã được khoa học công nhận, lá chè xanh có chứa nhóm hoạt chất chống oxy hóa tế bào, giúp kháng khuẩn, chống viêm và loại bỏ độc tố vô cùng hiệu quả. Chất oxy hóa này cũng có tác dụng giúp hấp thụ tannin, cải thiện sắc tốt trên da, giúp chị em chống lại quá trình thoái hóa, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, trị nám da, tàn nhang và trị mụn trứng cá rất tốt.
Phương pháp sử dụng lá chè xanh để trị mụn trứng cá, mụn đầu đen hay mụn cám hiện được rất nhiều chị em lựa chọn. Các chất có trong lá chè xanh sẽ tác dụng sâu vào da để loại bỏ nhân mụn một cách dễ dàng. Việc hằng ngày rửa mặt với nước chè xanh cũng giúp làm da săn chắc, trắng sáng và khỏe mạnh hơn. Nước chè xanh được dùng để tẩy rửa bụi bẩn và tẩy trang cực kỳ tốt và rất an toàn.
Để trị mụn trứng cá với lá chè xanh, bạn có thể áp dụng một trong những cách làm sau nhưng cần sử dụng với định lượng nhất định thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều:
– Bạn nấu nước lá chè xanh để rửa sạch mặt mỗi buổi sáng và tối, cách này sẽ giúp làn da của bạn sạch hơn và khỏe hơn nhiều. Cách làm này có vẻ quá đơn giản để bạn thực hiện phải không?
– Bạn sử dụng 100g lá chè xanh giã nát, ép lấy phần nước cốt rồi bôi lên nốt mụn. Để nguyên như vậy một lúc rồi sau đó rửa sạch lại bằng nước chè pha loãng. Tình trạng viêm nhiễm của da sẽ được giảm đi nhờ các chất acid có trong chè xanh, sử dụng thường xuyên thì mụn sẽ hạn chế xuất hiện hơn. Cách làm này phù hợp với tất cả các loại da.
Đó là những công dụng và cách làm đơn giản nhất đối với lá chè xanh mà bạn có thể áp dụng để trị mụn, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Ngoài ra cũng có những cách trị mụn khác từ bột trà xanh kết hợp với các loại dược liệu khác cũng mang lại tín hiệu đáng mừng.

Xem thêm thông tin : Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: phòng bệnh từ thiên nhiên
Trị mụn trứng cá bằng trà xanh
Trị mụn trứng cá bằng trà xanh

Mè đen giúp nhuận trường tốt

Theo Đông y  chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa (yếu tố bẩm sinh) như âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già, phụ nữ sau đẻ cơ nhục bị suy yếu khí trệ, hoặc do người vốn dương hư không vận hành được khí gây tân dịch không lưu thông hoặc di kiết lỵ mãn tính làm tỳ vị kém vặn hoá hây táo bón. Y học cổ truyền chia táo bón thành các thể khác nhau. 
– Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 – 20 g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.
– Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
– Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

 Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM.
Mè đen giúp nhuận trường tốt
Mè đen

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Thay đổi da thịt bằng lá dâu tằm

Khi có quá nhiều thông tin về việc mỹ phẩm bị làm giả thì nhiều người lại tự chọn cho mình một cách an toàn hơn đó dùng làm đẹp bằng nguyên liệu thiên nhiên, một phương pháp lành tính, da không phải tiếp xúc với những chất hóa học nên được đánh giá là an toàn hơn rất nhiều. Dâu tằm cũng là một cái tên được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực này của chị em. 
Không chỉ mới gần đây mà từ xa xưa, người ta đã biết sử dụng dâu tằm để làm đẹp, trong thành phần của nhiều loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay cũng có sự xuất hiện của dâu tằm, nên có thể nói dâu tằm chính là sứ giả của sắc đẹp.
Trong dâu tằm có chứa thành phần Alpha – hydroxy axit, thành phần này có khả năng trong việc loại bỏ tế bào chết, nhanh chóng tái tạo tế bào mới, giúp cho làn da của bạn trở nên trắng sáng hơn, màu đẹp tự nhiên. Với phương pháp làm đẹp bằng dâu tằm, chúng tôi mang đến cho bạn 2 cách như sau

Cách 1: Làm trắng da chỉ bằng lá dâu tằm.

Thay đổi da thịt bằng lá dâu tằm
Lá dâu tằm

·         Bạn chuẩn bị một nắm lá dâu tằm tươi. Đem rửa thật sạch rồi đem giã nhuyễn lá ra.
·         Vắt lấy nước cốt
·         Rửa mặt, làm sạch da trước rồi sau đó dùng nước cốt này thoa lên da, xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút thì tắm lại bằng nước ấm.
Với cách làm hết sức đơn giản này thì cách dưỡng chất có trong lá dâu tằm sẽ thẩm thấu vào da, nuôi dưỡng da và làm trắng da. Chăm chỉ duy trì phương pháp này hàng tuần, mỗi tuần 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nấu nước lá dâu tằm để tắm. Chẳng bao lâu mà làn datrắng hồng, láng mịn và khỏe mạnh sẽ về với đội của bạn thôi.

Cách 2: Kết hợp lá dâu tằm với mật ong để làm đẹp da.

 
Thay đổi da thịt bằng việc kết hợp mật ong và lá dâu tằm
Kết hợp mật ong và lá dâu tằm
·       Bạn chuẩn bị 100g lá dâu tằm tươi cùng với 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
·      Lá dâu tằm sẽ được bạn rửa sạch và nghiền nát ra. Sau đó cho vào một cái chén nhỏ, chế mật ong vào rồi trộn đều lên.
·         Tiếp tục làm sạch da rồi bôi hỗn hợp vừa trộn lên da và xoa bóp nhẹ nhàng. Khoảng 15 phút sau thì tắm sạch lại bằng nước ấm.
Giúp tẩy sạch tế bào chết, diệt hết vi khuẩn có trên da và làm mịn da là những gì công thức này mang đến cho bạn. Việc kết hợp lá dâu tằm với mật ong là một phương pháp làm trắng vô cùng tuyệt vời và hữu hiệu. Bạn thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần để nhanh chóng có được làn da trắng hồng.


Tạm biệt sỏi thận với chuốt hột rừng

Sỏi thận là một bệnh thường gặp của người Việt Nam, căn bệnh này gây những đau đớn, khổ sở cho người bệnh và thường phải can thiệp bằng việc mổ để lấy hạt sỏi ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hạn sỏi còn nhỏ hoặc chưa thể mổ lấy sỏi thì việc sử dụng thuốc đúng cách là một biệt pháp tối ưu để điều trị từ từ và hạn chế những biến chứng của loại bệnh này như đau đớn, tiểu ra máu, sốt cao,…
Ngoài sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ thì chuối hột rừng, được xem là một bài thuốc quý dành cho những người bị bệnh sỏi thận. Tống cổ những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 7mm qua đường từ nhiên bằng chuối hột là một cách điều trị nội khoa được đánh giá khá cao, cho hiệu quả tốt.
Quả chuối hột không còn xa lạ gì khi trong ruột quả chuối chỉ toàn là hột, khi chín ăn khá ngọt. Theo đó, bài thuốc trị bệnh sỏi thận từ chuối hột như sau: Bạn chọn những trái chuối hột thật chín (lưu ý là không ăn chuối xanh, sẽ rất không tốt cho sức khỏe), lấy hột chuối phơi khô rồi tán nhỏ ra để nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa cà phê bột hột chuối và 2 lít nước rồi bắc lên bếp, đun với lửa nhỏ. Đến khi nước cạn xuống còn 2/3 thì dừng nước đó để uống hằng ngày như uống trà. Bạn duy trì việc này trong vòng 2 – 3 tháng liền thì kết quả nhận lại được khá tốt.
Hoặc cũng một cách khác để chữa bệnh sỏi thận đó là đem quả chuối hột chín thái mỏng, sao vàng rồi hạ thổ 7 ngày, một ngày lấy 1 vốc tay, tức là chừng 1 quả chuối, sắc với 3 – 4 bát nước lọc, uống vào lúc no cũng cho kết quả khá khả quan.
Bên cạnh đó, trái chuối hột cũng có công dụng rất tốt trong việc trị bệnh tiểu đường, táo bón, trị cảm sốt hay các bệnh ngoài da như hắc lào, trị bệnh nha chu,...
Chuối hột rừng trị sỏi thận
Chuối hột rừng

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Hiệu quả từ việc dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang

Càng ngày, tỏi càng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống. Giờ đây người ta sử dụng tỏi không chỉ để nấu ăn nữa mà còn dùng tỏi để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau của con người, một trong số đó phải kể đến bệnh viêm xoang mà rất nhiều người mắc phải.
Trong tỏi có chứa hàm lượng cho các chất oxy hóa, chúng có tác dụng làm nở mạch, tiêu diệt các loại virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giúp sát trùng, chống viêm nhiễm, ngăn chặn cũng như tiêu diệt sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp điều trị viêm xoang bằng tỏi đã được áp dụng từ lâu và an toàn.
Không mất quá nhiều thời gian và cũng không tốn quá nhiều công sức, chỉ bằng những cách đơn giản nhất, với tỏi, là bạn đã có thể đánh bay căn bệnh đáng ghét này, cả trường hợp viêm xoang cấp và cả viêm xoang mãn tính. Cụ thể những phương pháp đó là:
– Ăn tỏi tươi:
Tỏi được bóc sạch vỏ, rửa và để ăn sống. Ăn tỏi sống mỗi ngày cũng với cơm hoặc chấm nước mắm, mỗi lần từ 1 – 2 tép tỏi. Còn không cũng có thể giã nhỏ tỏi pha với nước nóng để uống, vị tỏi càng nồng càng cay thì công hiệu càng tốt. Dùng cách này thường xuyên trong 3 – 6 tháng sẽ rất tốt, đối với những trường hợp bệnh nhẹ thì có thể sẽ khỏi hẳn.
– Rượu tỏi
Chuẩn bị 3g tỏi đã bóc sạch vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào ngâm với 500ml rượu trắng, ngâm trong khoảng 10 ngày, khi tỏi chuyển từ màu trắng sang màu vàng nghệ thì có thể đem ra để sử dụng. Mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt vào mũi, bóp nhẹ cho đến khi nó ngấm nhưng không được nhỏ nhiều đặc biệt là với trẻ em, hoặc người lớn cũng có thể uống rượu tỏi vào sáng sớm và trước khi đi ngủ.
– Nước tỏi pha với mật ong:

Cách này sẽ cầu kì hơn một chút. Tỏi được bóc vỏ rồi đem giã nhuyễn ra, lọc bả đi, còn phần nước cốt còn lại đem pha với mật ong theo tỉ lệ 1 phần nước tỏi pha với 2 phần mật ong. Hỗn hợp này không phải để uống mà sẽ dùng để tra vào mũi. Vệ sinh mũi trước, sau đó dùng bông nhúng vào hỗn hợp vào cho vào mũi. Có thể sẽ cảm thấy bỏng rát khó chịu lúc đầu nhưng sau đó, khi tinh chất ngấm vào xoang rồi sẽ cảm giác thoải mái hơn rất nhiều. Nếu kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần thì bệnh sẽ thuyên giảm đi đáng kể.

Đó là những phương pháp mà bạn có thể áp dụng để chữa bệnh viêm xoang của mình với tỏi. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, trong một số trường hợp sử dụng quá liều hoặc sai chỉ định thì tỏi có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn. Người có tạng nhiệt, nóng sốt, nhiễm trùng, phụ nữ có thai nên cẩn thận khi dùng tỏi dài ngày. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng tỏi trước khi phẫu thuật và cho người đang điều trị HIV/AIDS
Hiệu quả từ việc dùng tỏi làm thuốc trị bệnh viêm xoang
Tỏi

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Làm đẹp từ nước hoa hồng

Tác dụng làm đẹp của tinh dầu hoa hồng chắc hẳn bạn gái nào cũng biết đến và đa số đều sở hữu một lọ trong bộ mỹ phẩm dưỡng da của mình. Tinh dầu hoa hồng có tác dụng nuôi dưỡng da, làm sạch và dịu mát da, giúp se khít lỗ chân lông, làm mờ vết thâm, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi cho da,…
Vì những công dụng làm đẹp hết sức tuyệt vời này mà người ta cũng sử dụng tinh dầu hoa hồng trong các sản phẩm chăm sóc da. Ngoài việc sử dụng trực tiếp cánh hoa hồng tươi thì những chiết xuất hoa hồng cũng đem lại hiệu quả làm đẹp không kém.

Làm dầu hoa hồng tại nhà

Bạn sử dụng 2 nắm cánh hoa hồng đỏ còn tươi ngâm vào dầu hạnh đào hoặc dầu hạt dẻ. Sau đó đem đun cách thủy ở nhiệt độ 40 độ C trong 10 phút rồi tiếp tục ngâm từ 1 – 2 ngày, lọc lại và dùng tinh dầu này để massage. Tinh dầu hoa hồng có hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu và có thể cất được từ 3 – 4 tháng.

Chiết xuất nước hoa hồng

Khác với dầu hoa hồng, đây là phần nước chảy ra từ việc chưng cất hoa hồng tươi bằng hơi nước. Bằng những cánh hoa hồng sấy khô, người ta đã sản xuất nước hoa hồng quanh năm, loại nước cũng có mùi thơm dịu, dưỡng da săn chắc hoàn hảo, phù hợp với loại da nhạy cảm.

Làm sáp hoa hồng

Thực chất là một chất giữ cho cánh hoa tươi không bị thấm nước, lớp chất này cũng tương tự như lớp mang bảo vệ trên da. Thường người ta sẽ chiết xuất sáp hoa hồng bằng cồn để có thể tận dụng được khả năng làm dịu nhẹ của hoa hồng và được dùng trong việc làm son dưỡng môi.

Dầu hồng xạ

Dầu hồng xạ là dầu ép lạnh đầu tiên của những quả hồng xạ ở Chile. Những quả hồng xạ có dáng chùm hoa, bên trong có chứa rất nhiều hạt nhỏ chứa tinh dầu chưa bảo hòa, rất có ý nghĩa với việc nuôi dưỡng và tái tạo da xấu. Quả hồng xạ giàu omega 3, có tác dụng làm lành sẹo, vết bỏng và xóa mờ nếp nhăn.
Nước hoa hồng

Hạ diệp châu cây thuốc trị mụn nhọt

Diệp hạ châu có hai loại, một loại là diệp hạ châu ngọt và một loại là diệp hạ châu đắng, trong đó diệp hạ châu đắng có tác dụng dược lý cao hơn nên được dùng chữa bệnh nhiều hơn. Người ta thu hoạch và sử dụng toàn bộ cây diệp hạ châu để chữa bệnh, dùng dưới dạng tươi, khô hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Diệp hạ châu đắng được biết đến với công dụng chữa các bệnh về gan như ung thư gan, viêm gan B, xơ gan, suy gan, vàng da; các bệnh viêm nhiễm, lở loét, lậu, viêm nhiễm đường tiết niệu,… đồng thời nó còn có tác dụng kháng khuẩn nhẹ như kháng sinh, là một vị thuốc tuyệt vời trong việc trị mụn trứng cá.
Sở dĩ diệp hạ châu có tác dụng điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá hiệu quả từ bên trong, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, làm mát gan, lọc gan vì trong nó có chứa các thành phần alkaloid phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal, đó đều là các chất có tác dụng khôi phục, tăng cường chức năng gan và giải độc gan.
Để chữa mụn nhọt sung tấy thì bạn cần lấy một nắm lá cây diệp hạ châu giã nát cùng với muối, pha thêm ít nước sôi để nguội rồi vắt lấy nước để uống trong còn phần bã thì đem đắp ngoài lên chỗ bị sung đau. Đồng thời cũng có thể sắc nước diệp hạ châu để uống hằng ngày, đều đặn và lâu dài sẽ giúp điều trị mụn nhọt do nóng trong.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng nên kết hợp với việc kiêng các loại đồ ăn cay nóng, các chất kích thích, hạn chế sử dụng bia rượu, cafe, thuốc lá. Trong quá trình điều trị có thể kết hợp thêm uống nước trái cây để tăng hiệu quả. Cũng lưu ý là nếu không mắc các bệnh lý thì không nên sử dụng nhiều diệp hạ châu.
Hạ diệp châu trị mụn nhọt
Hạ diệp châu