.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Bài thuốc trị thiếu máu

Thiếu máu là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu cấp tính do chấn thương, do phẫu thuật, băng huyết sau đẻ… và thiếu máu mạn tính do tủy xương hoạt động kém, cơ thể bị thiếu hụt các thành phần để sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố như sắt, vitamin B12, acid folic… do sự rối loạn cơ quan tạo máu
Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi chứng huyết hư, hư lao. Nguyên nhân là do sự rối loạn hoạt động của các tạng tâm, tỳ, thận ảnh hưởng đến khí huyết của cơ thể mà sinh bệnh. Sau đây là một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh.
Thể khí huyết đều hư: biểu hiện thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác. Phép chữa là bổ khí huyết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 100g, đinh lăng 100g, thục địa 100g, hoàng tinh 100g, tam thất 20g. Tất cả tán mịn uống ngày 100g.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 16g, cao ban long 12g, bạch thược 12g, a giao 8g, đương quy 12g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 6g, mộc hương 6g, viễn chí 8g, táo nhân 8g, long nhãn 12g, phục linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Bát trân thang: đương quy (tẩm rượu sao) 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, xuyên khung 6 – 8g, đại táo 2 – 3 quả, đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 12g, thục địa 12g, cam thảo 2- 4g, sinh khương 2 – 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5: Đương quy bổ huyết thang:đương quy 8g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can thận âm hư: biểu hiện đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, có thể chảy máu cam, mạch tế sác. Phép chữa là bổ can thận âm. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 20g, ba kích 20g, thục địa 40g, sơn thù 12g, thỏ ty tử 20g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 20g, thiên môn 20g, nhục thung dung 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: trâu cổ, đỗ đen sao đường trắng, nấu thành cao. Mỗi ngày uống lượng cao tương đương với 20 – 40g trâu cổ.
Bài 3: Lục vị địa hoàng thang gia giảm: thục địa 15g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đan bì 8g, cỏ nhọ nồi 16g, mai ba ba 12g, ngẫu tiết 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ thận dương hư: biểu hiện sắc mặt trắng bệch, chóng mặt hoa mắt, tai ù, sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, ngại nói, mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Phép chữa là ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hà thủ ô 20g, hoàng tinh 20g, thỏ ty tử 20g, phá cố chỉ 20g, phục linh 12g, đẳng sâm 20g, đương quy 12g, lộc giác giao 20g, lộc nhung 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bát trân thang gia thêm: hoàng kỳ 12g, hà thủ ô 6g, ba kích 12g, cao ban long 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Những người bệnh thiếu máu nhẹ biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, ngủ ít, chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt, mạch hư, tế đới sác vô lực. Dùng một trong các bài:
Bài 1: rau má 20g, cỏ nhọ nồi 20g, đẳng sâm 20g, huyết dụ 20g, hoài sơn 30g, hoàng tinh 20g, mạch nha 20g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống ngày 20g.
Bài 2: hà thủ ô 20g, thục địa 12g, củ mài 20g, hạt sen 12g, ngải cứu 20g, táo nhân 12g, ích mẫu 20g, đẳng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên ngày uống 20 – 40g.
Bài 3: tam thất sao khô tán bột ngày 4g uống với rượu hoặc hấp cách thủy với gà, phủ tạng động vật ăn.
Bài 4: Nhân sâm dưỡng vinh thang: dùng trong trường hợp huyết hư kèm theo khí hư: nhân sâm 16g, hoàng kỳ 16g, thục địa 16g, phục linh 12g, bạch truật 8g, đương quy 10g, quế tâm 6g, ngũ vị tử 10g, viễn chí 8g, sinh khương 5g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, trần bì 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trường hợp bệnh nặng cần kết hợp với các phương pháp khác của y học hiện  đại.
Bài thuốc trị thiếu máu
Trị thiếu máu



Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Kết hợp bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo trị bệnh ung thư

Hiện nay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng có nhắc đến một bài thuốc có trong tài liệu y học Trung Quốc kết hợp giữa 2 vị thuốc là bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên với công dụng bỗ trợ cho việc điều trị các bệnh ung thư trong giai đoạn đầu khi được phát hiện sớm như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tử cung.
Bạch hoa xà thiệt thảo, hay có tên khác là cỏ lưỡi rắn hoa trắng, lưỡi rắn trắng. Loại cỏ này này có nhiều ở các vùng trung du và đồng bằng mọc hoang ở bờ ruộng, hai bên đường đi. Trong Đông y, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, không có độc; được dùng để chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm cầu họng, viêm gan, sỏi mật, kiết lỵ cấp, mụn nhọt, ung thũng, chấn thương, rắn cắn, ho.
Bán chi liên hay hoàng cầm râu, thuẩn râu, là loại cây thường mọc ở những nơi sáng và ẩm, ở các bãi ruộng hoang từ vùng đồng bằng đến vùng cao. Trong Đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát; được dùng để chữa các bệnh lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ trướng, đặc biệt là chống khối u tân sinh.
Theo một số tài liệu y học Trung Quốc thì hai vị thuốc bạch hoa xà thiệt thảo và bạch chi liên đã được ứng dụng trong việc bổ trợ chữa trị một số bệnh ung thư trong thời kỳ đầu như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tử cung và những hiệu quả bước đầu đã được ghi nhận.
Theo đó thì các vị thuốc được kết hợp trong bài thuốc như sau:
Sử dụng 40g bán chi liên khô (nếu dùng bán chi liên tươi thì dùng 80g) và 80g bạch hoa xà thiệt thảo (nếu dùng tươi thì dùng 160g). Đem 2 vị thuốc này nấu với 750ml nước, cạn đến còn khoảng 200ml thì dừng lại, chia số thuốc này ra 2 lần để uống nguội sáng và chiều, uống trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn 2 tiếng. Sau đó bạn cũng có thể nấu lại một lần nữa với nhiều nước hơn để uống thay trà.

Vì bài thuốc này không có độc nên có thể duy trì trong 3 – 4 tháng, nếu thấu có máu mủ tiết ra là đang tiến triển tốt và trong thời gian này cũng nên kiêng các món ăn cay nóng. Tuy nhiên trong thời gian dùng thuốc có thể gặp phải một số phản ứng phụ như ngứa hoặc tiêu chảy nhưng không lâu sau đó thì hết.
Kết hợp bán chi liên và hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư
Bạch hoa xà

Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả.

Cây sả có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm, tên khoa học là Cymbopogon. Là loại cây cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi lớn với nhiều cây nhỏ, cao từ khoảng 0.8 đến 1m. Cây sả có lá lá dài và thon, hai mặt lá giáp nhám tương tự như lá lúa. Thân và rễ có màu trắng hoặc hơi tím.
Cây sả ở một số nơi gọi là cỏ sả, sả chanh hay hương mao. Đây là một loại gia vị rất phố biến với mùi thơm đặc trưng, thường được dùng trong các món chè, súp, món cà ri hay nấu những món được chế biến từ thịt gia cầm và hải sản để át đi mùi tanh và làm dậy mùi món ăn.
Vì sả có mùi thơm nên cũng được để khử mùi hôi hay đuổi côn trùng, tuy nhiên đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất của cây sả, mà điều đó chính là sả có khả năng trị bệnh vô cùng tuyệt vời. Uống nước sả mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ở các nước châu Á, ngoài làm gia vị thì sả được sử dụng như một cây thuốc, có thể sử dụng tươi, sấy khô hay tán thành bột đều được. Thường thì người ta chỉ sử dụng phần thân non bên trong sả, bóc bỏ những lớp cứng và già bên ngoài đi.
Thành phần chính có trong tinh dầu sả chính là citral, là chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thì sả còn có những công dụng khác như: Trị rối loạn kinh nguyệt, giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh, rối loạn tiêu hóa, giải độc, có lợi cho hệ thần kinh, giảm huyết áp, giảm đau và giảm huyết áp.

Cây sả non lấy phần gốc rửa thật sạch, xắt ra những khoanh nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô, tán bộ, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng để súc miệng làm sạch miệng cũng rất tốt.
Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả
Cây sả

Rau dền gai trị sỏi thận

Rau dền gai đâu chỉ có công dụng chữa bệnh gai cột sống, trị bệnh khớp mà đây còn là bài thuốc dân gian để chữa bệnh sỏi thận, dùng rau dền gai thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì không cần phải tiến hành phẫu thuật
Thảo dược thiên nhiên có công dụng chữa bệnh sỏi thận có trong thiên nhiên rất nhiều và là một thiếu sót nếu không nói đến hiệu quả này của rau dền gai. Rau dền gai thường mọc tự nhiên ở sau vườn nhà, hai bên đường hay ở những bãi đất trống. Giống cây này khác với các loại rau dền thông thường đó là có gai mềm, màu xanh.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở cả hai giới nhưng đàn ông thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, cứ khoảng 1000 người thì sẽ có 3 – 4 người mắc bệnh sỏi thận trong giai đoạn từ 30 đến 60 tuổi, còn ở phụ nữ là 2 người trong khoảng từ 20 – 30 tuổi trong một năm.
Sỏi thận chính là kết quả do sự kết tủa của một số chất trong nước tiểu, trong đó có 83% sỏi ở nam giới và 70% sỏi ở nữ giới có chứa canxi dưới hình thức canxi oxalat. Những viên sỏi được sinh ra trong thận, lưu chuyển qua niệu quả và xuống bàng quang. Nếu kích thước sỏi nhỏ thì có thể ra ngoài bằng đường tiểu tiện, còn nếu sỏi quá lớn không thể đi qua niệu quả, gây tắc nghẽn và làm cản trở dòng tiểu đi xuống bàng quang sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân.
Rau dền gai là một loại dược liệu tuy không hiếm nhưng lại vô cùng quý, là một vị thuốc dân gian và đang ngày càng được y học quan tâm nghiên cứu để đưa vào chữa trị. Trong dền gai có chữa một lượng lớn natrat kali, có tính lợi tiểu nên được dùng để chữa các bệnh về thận, và cũng chữa bệnh phù thũng, bệnh lậu, làm thuốc điều kinh.

Để chữa bệnh sỏi thận bằng rau dền gai thì có một bài thuốc được công nhận là cho hiệu quả cao với công thức: Sử dụng rễ rau dền gai đã được sao vàng, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, mã đề, đậu đen sao thơm mỗi vị lấy 12g, vỏ bí đao 20g. Đem tất cả sắc với nước để uống. Mỗi ngày 1 thang và liên tục trong 10 ngày để có được hiệu quả mong muốn.
Rau dền gai trị sỏi thận
Rau dền gai

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Tận dụng hết cây bầu đất để chữa hết bệnh

Cây bầu, bầu đất hay bầu nậm, bầu canh, là một loại cây có quả nấu canh quá quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình Việt, món ăn thơm ngon, mùi vị đặc trưng, tươi mát, đã vậy lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ có quả bầu mà cả lá bầu, hoa bầu, rễ bầu, tua cuốn đều có công dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh. 
Theo Đông y, quả bầu đất có vị ngọt, tính lạnh; vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, được dùng để chữa các bệnh đái dắt, tiểu đường, phổi nóng, ho vô cùng hiệu quả.
Như đã nói từ đầu, toàn bộ các bộ phận của cây bầu đất đều có tác dụng, mỗi bộ phận lại có một điểm mạnh riêng. Lá bầu đất là một loại thức ăn chống đói. Tua cuốn của cây bầu được dùng để trị rôm sẩy, mụn nhọt. Hoa bầu vừa trong việc chữa bệnh thì sẽ được nấu nước uống chống thiếu nước, khi được kết hợp với các loại hải sản tôm, cua thì sẽ chống tiêu chảy hiệu quả. Và cả tua cuốn và hoa bầu đều có tác dụng giải nhiệt độc, nên dùng để nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa. Còn hạt bầu lại có tác dụng đối với những người bị viêm nướu răng, tụt lợi răng, sưng mộng răng, khi dùng khoảng 10 – 15 hạt bầu hãm với nước sôi sẽ rất tốt.
Trong khi đó, quả bầu có vị hơi nhạt, tính mát; quả bầu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ngứa, lợi tiểu và người ta sử dụng quả bầu để chữa chứng tiểu tiện ít, ho, phổi nóng. Quả bầu được thu hái khi còn chưa chín hẳn để làm thuốc, vỏ bầu được dùng để chữa chứng chướng bụng, phù thũng.
Quả và hạt là 2 phần được sử dụng làm thuốc là chủ yếu. Thịt quả bầu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, chữa các chứng đái dắt, mụn lỡ, đái tháo,…Quả bầu già khi được đem sắc lên và lấy nước uống thì sẽ có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước. Và ngay cả phần vỏ của quả già cũng được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên cũng cần chú ý là bầu có tính mát, ăn nhiều dễ bị đau bụng vì vậy không nên sử dụng cho người bị phong hàn, ăn khó tiêu.

 
Cây bầu đất chữa bệnh
Cây bầu đất