.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả.

Cây sả có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm, tên khoa học là Cymbopogon. Là loại cây cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi lớn với nhiều cây nhỏ, cao từ khoảng 0.8 đến 1m. Cây sả có lá lá dài và thon, hai mặt lá giáp nhám tương tự như lá lúa. Thân và rễ có màu trắng hoặc hơi tím.
Cây sả ở một số nơi gọi là cỏ sả, sả chanh hay hương mao. Đây là một loại gia vị rất phố biến với mùi thơm đặc trưng, thường được dùng trong các món chè, súp, món cà ri hay nấu những món được chế biến từ thịt gia cầm và hải sản để át đi mùi tanh và làm dậy mùi món ăn.
Vì sả có mùi thơm nên cũng được để khử mùi hôi hay đuổi côn trùng, tuy nhiên đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất của cây sả, mà điều đó chính là sả có khả năng trị bệnh vô cùng tuyệt vời. Uống nước sả mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ở các nước châu Á, ngoài làm gia vị thì sả được sử dụng như một cây thuốc, có thể sử dụng tươi, sấy khô hay tán thành bột đều được. Thường thì người ta chỉ sử dụng phần thân non bên trong sả, bóc bỏ những lớp cứng và già bên ngoài đi.
Thành phần chính có trong tinh dầu sả chính là citral, là chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thì sả còn có những công dụng khác như: Trị rối loạn kinh nguyệt, giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh, rối loạn tiêu hóa, giải độc, có lợi cho hệ thần kinh, giảm huyết áp, giảm đau và giảm huyết áp.

Cây sả non lấy phần gốc rửa thật sạch, xắt ra những khoanh nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô, tán bộ, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng để súc miệng làm sạch miệng cũng rất tốt.
Hỗ trợ điều trị ung thư với cây sả
Cây sả

Rau dền gai trị sỏi thận

Rau dền gai đâu chỉ có công dụng chữa bệnh gai cột sống, trị bệnh khớp mà đây còn là bài thuốc dân gian để chữa bệnh sỏi thận, dùng rau dền gai thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì không cần phải tiến hành phẫu thuật
Thảo dược thiên nhiên có công dụng chữa bệnh sỏi thận có trong thiên nhiên rất nhiều và là một thiếu sót nếu không nói đến hiệu quả này của rau dền gai. Rau dền gai thường mọc tự nhiên ở sau vườn nhà, hai bên đường hay ở những bãi đất trống. Giống cây này khác với các loại rau dền thông thường đó là có gai mềm, màu xanh.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở cả hai giới nhưng đàn ông thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, cứ khoảng 1000 người thì sẽ có 3 – 4 người mắc bệnh sỏi thận trong giai đoạn từ 30 đến 60 tuổi, còn ở phụ nữ là 2 người trong khoảng từ 20 – 30 tuổi trong một năm.
Sỏi thận chính là kết quả do sự kết tủa của một số chất trong nước tiểu, trong đó có 83% sỏi ở nam giới và 70% sỏi ở nữ giới có chứa canxi dưới hình thức canxi oxalat. Những viên sỏi được sinh ra trong thận, lưu chuyển qua niệu quả và xuống bàng quang. Nếu kích thước sỏi nhỏ thì có thể ra ngoài bằng đường tiểu tiện, còn nếu sỏi quá lớn không thể đi qua niệu quả, gây tắc nghẽn và làm cản trở dòng tiểu đi xuống bàng quang sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân.
Rau dền gai là một loại dược liệu tuy không hiếm nhưng lại vô cùng quý, là một vị thuốc dân gian và đang ngày càng được y học quan tâm nghiên cứu để đưa vào chữa trị. Trong dền gai có chữa một lượng lớn natrat kali, có tính lợi tiểu nên được dùng để chữa các bệnh về thận, và cũng chữa bệnh phù thũng, bệnh lậu, làm thuốc điều kinh.

Để chữa bệnh sỏi thận bằng rau dền gai thì có một bài thuốc được công nhận là cho hiệu quả cao với công thức: Sử dụng rễ rau dền gai đã được sao vàng, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, mã đề, đậu đen sao thơm mỗi vị lấy 12g, vỏ bí đao 20g. Đem tất cả sắc với nước để uống. Mỗi ngày 1 thang và liên tục trong 10 ngày để có được hiệu quả mong muốn.
Rau dền gai trị sỏi thận
Rau dền gai

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Tận dụng hết cây bầu đất để chữa hết bệnh

Cây bầu, bầu đất hay bầu nậm, bầu canh, là một loại cây có quả nấu canh quá quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình Việt, món ăn thơm ngon, mùi vị đặc trưng, tươi mát, đã vậy lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ có quả bầu mà cả lá bầu, hoa bầu, rễ bầu, tua cuốn đều có công dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh. 
Theo Đông y, quả bầu đất có vị ngọt, tính lạnh; vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, được dùng để chữa các bệnh đái dắt, tiểu đường, phổi nóng, ho vô cùng hiệu quả.
Như đã nói từ đầu, toàn bộ các bộ phận của cây bầu đất đều có tác dụng, mỗi bộ phận lại có một điểm mạnh riêng. Lá bầu đất là một loại thức ăn chống đói. Tua cuốn của cây bầu được dùng để trị rôm sẩy, mụn nhọt. Hoa bầu vừa trong việc chữa bệnh thì sẽ được nấu nước uống chống thiếu nước, khi được kết hợp với các loại hải sản tôm, cua thì sẽ chống tiêu chảy hiệu quả. Và cả tua cuốn và hoa bầu đều có tác dụng giải nhiệt độc, nên dùng để nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa. Còn hạt bầu lại có tác dụng đối với những người bị viêm nướu răng, tụt lợi răng, sưng mộng răng, khi dùng khoảng 10 – 15 hạt bầu hãm với nước sôi sẽ rất tốt.
Trong khi đó, quả bầu có vị hơi nhạt, tính mát; quả bầu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ngứa, lợi tiểu và người ta sử dụng quả bầu để chữa chứng tiểu tiện ít, ho, phổi nóng. Quả bầu được thu hái khi còn chưa chín hẳn để làm thuốc, vỏ bầu được dùng để chữa chứng chướng bụng, phù thũng.
Quả và hạt là 2 phần được sử dụng làm thuốc là chủ yếu. Thịt quả bầu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, chữa các chứng đái dắt, mụn lỡ, đái tháo,…Quả bầu già khi được đem sắc lên và lấy nước uống thì sẽ có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước. Và ngay cả phần vỏ của quả già cũng được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên cũng cần chú ý là bầu có tính mát, ăn nhiều dễ bị đau bụng vì vậy không nên sử dụng cho người bị phong hàn, ăn khó tiêu.

 
Cây bầu đất chữa bệnh
Cây bầu đất

Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt

Cà gai leo là một loại cây mọc hoang ở nước ta, đây là vị thuốc dân gian được nhân dân tận dụng chữa được rất nhiều loại bệnh khó, đặc biệt là các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan,… Và sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cà gai leo:

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào ung thư: Dùng 30g cà gai leo, cây dừa cạn, cây chó đẻ răng cưa mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau lưng,nhức mỏi, tê thấp: Dùng cà gai leo, thổ phục linh, lá lốt, kê huyết đằng mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục 10 – 30 thang.
– Giải rượu: Dùng 100g cà gai leo sắc với 400ml nước, nấu khi cạn còn lại 150ml thì ngưng, uống khi thuốc còn ấm. Hoặc dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi cho người say uống thay nước. Bài thuốc này theo kinh nghiệm dân gian là có tác dụng rất tốt, vừa giúp nhanh chóng tỉnh rượu vừa giúp bảo vệ gan tốt. Bên cạnh đó, khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì có thể tránh được say.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Dùng 35g rễ hoặc thân cây cà gai leo sắc với 1 lít nước, nấu đến khi cạn còn 300ml thì ngưng, chia ra 3 lần để uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng làm hạ men gan, giải độc gan tốt.
Đó là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gia leo được dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số trường hợp bệnh cụ thể. Đồng thời bệnh nhân cũng cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
Bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo

Làm đẹp với đương quy

Nhờ thành phần Collagen Teana C1 có trong đương quy đã biến cây thảo mộc này thành nhân sâm dành cho vẻ đẹp của phụ nữ. Có thể nói đây là thảo mộc hàng đầu trong việc làm đẹp, ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến phụ nữ. 

Công dụng của đương quy được biết đến là giúp tăng cường hoạt huyết, tăng sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể, giúp da và các tế bào được khỏe mạnh hơn. Phụ nữ bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều hoặc bị ứ huyết thì nên sử dụng đương quy.
Chính nhờ khả năng hoạt huyết, kích thích lưu thông máu mà khi được dùng để làm đẹp, đương quy có vai trò làm tăng cường hoạt động tuần hoàn máu trên da, làm trắng da, giảm khô nứt, loại bỏ nám và tàn nhang; kích thích sự hoạt động của da từ đó giúp da khỏe mạnh hơn.
Thành phần của đương quy có chứa các chất axit ferulic, amino, chứa nhiều tinh dầu cũng như các nguyên tố vi lượng nên khi sử dụng sẽ không gây dị ứng cho da hay lưu lại thành phần gây hại trên da. Thành phần Collagen Teana C1 của đương quy giúp tăng cường hoạt huyết trên da, xóa vết nám trên da. Khi sử dụng chung với cam thảo, chanh tươi, vitamin C thì giúp làm tăng khả năng giữ ẩm, tăng cường làm mịn và làm sáng da.

Hiện nay, đương quy cũng là một thành phần được sử dụng trong các loại mỹ phầm có tác dụng loại bỏ mụn, trị nám da, là thành phần trong các sản phẩm kem dưỡng chống khô da, nứt nẻ. Và đương quy cũng có công dụng làm đẹp tóc, giúp răng chắc khỏe không bị chảy máu chân răng.
Làm đẹp với đương quy
Đương Quy