.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Bài thuốc dân gian từ cà gai leo có tác dụng tốt

Cà gai leo là một loại cây mọc hoang ở nước ta, đây là vị thuốc dân gian được nhân dân tận dụng chữa được rất nhiều loại bệnh khó, đặc biệt là các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan,… Và sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cà gai leo:

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào ung thư: Dùng 30g cà gai leo, cây dừa cạn, cây chó đẻ răng cưa mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau lưng,nhức mỏi, tê thấp: Dùng cà gai leo, thổ phục linh, lá lốt, kê huyết đằng mỗi vị 10g. Đem tất cả sao vàng, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục 10 – 30 thang.
– Giải rượu: Dùng 100g cà gai leo sắc với 400ml nước, nấu khi cạn còn lại 150ml thì ngưng, uống khi thuốc còn ấm. Hoặc dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi cho người say uống thay nước. Bài thuốc này theo kinh nghiệm dân gian là có tác dụng rất tốt, vừa giúp nhanh chóng tỉnh rượu vừa giúp bảo vệ gan tốt. Bên cạnh đó, khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì có thể tránh được say.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Dùng 35g rễ hoặc thân cây cà gai leo sắc với 1 lít nước, nấu đến khi cạn còn 300ml thì ngưng, chia ra 3 lần để uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng làm hạ men gan, giải độc gan tốt.
Đó là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gia leo được dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số trường hợp bệnh cụ thể. Đồng thời bệnh nhân cũng cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
Bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo

Làm đẹp với đương quy

Nhờ thành phần Collagen Teana C1 có trong đương quy đã biến cây thảo mộc này thành nhân sâm dành cho vẻ đẹp của phụ nữ. Có thể nói đây là thảo mộc hàng đầu trong việc làm đẹp, ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến phụ nữ. 

Công dụng của đương quy được biết đến là giúp tăng cường hoạt huyết, tăng sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể, giúp da và các tế bào được khỏe mạnh hơn. Phụ nữ bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều hoặc bị ứ huyết thì nên sử dụng đương quy.
Chính nhờ khả năng hoạt huyết, kích thích lưu thông máu mà khi được dùng để làm đẹp, đương quy có vai trò làm tăng cường hoạt động tuần hoàn máu trên da, làm trắng da, giảm khô nứt, loại bỏ nám và tàn nhang; kích thích sự hoạt động của da từ đó giúp da khỏe mạnh hơn.
Thành phần của đương quy có chứa các chất axit ferulic, amino, chứa nhiều tinh dầu cũng như các nguyên tố vi lượng nên khi sử dụng sẽ không gây dị ứng cho da hay lưu lại thành phần gây hại trên da. Thành phần Collagen Teana C1 của đương quy giúp tăng cường hoạt huyết trên da, xóa vết nám trên da. Khi sử dụng chung với cam thảo, chanh tươi, vitamin C thì giúp làm tăng khả năng giữ ẩm, tăng cường làm mịn và làm sáng da.

Hiện nay, đương quy cũng là một thành phần được sử dụng trong các loại mỹ phầm có tác dụng loại bỏ mụn, trị nám da, là thành phần trong các sản phẩm kem dưỡng chống khô da, nứt nẻ. Và đương quy cũng có công dụng làm đẹp tóc, giúp răng chắc khỏe không bị chảy máu chân răng.
Làm đẹp với đương quy
Đương Quy

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Nghệ góp phần trong điều trị bệnh về não

Các nhà khoa học Mỹ ngày 9/2 cho biết, những nghiên cứu trên động vật cho thấy, một loại thuốc mới làm từ thành phần hóa chất trong cây nghệ có thể giúp tái sản sinh các tế bào não sau đột quỵ.
CNB-001 – hợp chất phân tử được làm với curcumin, chất màu vàng tự nhiên có nguồn gốc từ một loại thảo dược lưu niên có tên gọi là cây nghệ và rất phổ biến trong các thực phẩm ở Nam Á và Trung Đông, đặc biệt là bột cari.
Trình bày phát hiện trên tại Hội thảo đột quỵ quốc tế của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nhà khoa học Paul Lapchak thuộc Trung tâm Y học Cedars-Sinai cho biết rằng, khi các chủ thỏ hấp thụ loại thuốc này trong một tiếng, tương đương với ba tiếng ở người, nó “đã giảm đột quỵ.”

Hiện nay, mới chỉ có một liệu pháp chữa trị được phê chuẩn đặc trị đột quỵ do chứng thiếu máu cục bộ nên máu không lên não, mang tên tissue plasminogen activator (tPA). Loại thuốc này được tiêm vào tính mạch để làm tan biến những cục nghẽn va phục hồi dòng chảy của máu. Do đó, CNB-001 là một bước đột phá quan trọng, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh mà rất hiệu quả.
Nghệ góp phần điều trị bệnh về não
Nghệ

Trị cảm phong hàn với quế

Tên thuốc: Ramulus Cinnamoni.  
Tên khoa học: Cinnamomum loureirrii Ness.
Họ Long Não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: vỏ.
– Việt Nam có nhiều loại quế: quế nổi tiếng nhất là Quế Thanh (Thanh Hoá, C.loureiri Nees) rồi đến Quế quy.
– Vỏ quế bóc ở một cây phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau, và tác dụng khác nhau.
+ Quế hạ bản: lấy ở phần dưới thân. Thứ này hay giáng xuống mà ít bốc lên.
+ Quế trung châu: lấy ở phần giữa thân cây.
+ Quế thượng biểu: lấy ở phần trên cây.
Hai thứ này có tác dụng bốc lên.
+ Quế chi: lấy ở cành cây, Quế chi tiêm lấy ở ngọn cành. Thứ này đi ra ngoài thân và chân tay.

– Cách xem quế tốt xấu: có nhiều cách:

+ Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là tốt nhất, nếu nước như nước chè xanh là loại hai, nếu nước đỏ là loại ba.
+ Nếm miếng quế thấy vị ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt (cay ít thôi) là quế tốt.
+ ở Thanh Hoá có câu ‘lòng son, vỏ khế’ là nói lên quế tốt phải như thế.
+ Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trong như sáp, rất mịn và thấy có đường ‘bạch chỉ phân du’ là quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng nếu ngoằn ngoèo là không tốt lắm.
+ Tây y cho quế tốt là phải có tỷ lệ tinh dầu cao. Nhưng nói chung quế khô, có mùi thơm, có chất dầu, vị cay hơi ngọt, vỏ hơi nâu không vụn nát, ẩm là tốt.
– Ở Trung Quốc có loại quế đơn, quế bì, còn gọi là quế nhục (C.cassia BL) cây này có mọc ở nước ta. Trên thị thường còn có quan quế hay quế xây lăng (C.Zeylanicum Nees) có giá trị nhất.
Tính vị:   vị ngọt, cay, tính đại nhiệt. Vào hai kinh Can  và Thận.
Chủ trị: trị chân tay lạnh, tả lỵ, đau bụng, bế kinh, tiêu hoá, kiện Vị.
– Ngoại cảm phong hàn: Dùng  Quế chi với Ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của Quế.
– Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt, mạch Phù Trì: Dùng Quế chi  với Bạch thược trong bài Quế Chi Thang.
Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng: Dùng  Quế chi với Phụ tử.
– Tâm Tỳ dương hư ở biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông: Dùng  Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
– Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim: Dùng  Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Thang.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.
Làm nước hãm (quế thường): cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng. Tẩm nước đồng tiện 1 – 2 ngày đêm (để giáng hoả vì nóng quá xông lên hại mắt).
Cho miếng quế đã tẩm vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi róc ngay ra bỏ đi, cho vào nước sôi khác, lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống. Uống lần sau pha với nước khác mà dùng. Một lượt vỏ quế như thế có thể pha 2 – 3 lần.
Bảo quản: để tránh mất hương vị của quế, trát sáp mật ong vào hai đầu thanh Quế, dùng giấy bóng kính gói kỹ, đựng vào thùng kín. Để nơi khô ráo, kín, mát, tránh nơi ẩm.
Kiêng ky: không phải hư hàn không nên dùng.Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ.
Trị cảm phong hàn với quế
Quế

Tác dụng tuyệt vời của mật ong trong việc làm đẹp

Sử dụng mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ những công dụng tuyệt vời của nó. Bản thân mật ong là một chất chống oxi hóa đóng vai trò quan trong trong việc bảo vệ da khỏi sự tấn công của tia cực tím, giúp da không bị lão hóa sớm, ngăn ngừa các bệnh về da. Đồng thời, mật ong cũng có thể chống nhiễm trùng, làm sạch chất bẩn ở bên dưới lớp da trên cùng, các thành phần hoạt tính sẽ thẩm thấu vào lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, vậy nên việc sử dụng mật ong sẽ giúp cho da tránh được những yếu tố gây tổn thương da từ bên trong và cả bên ngoài. 
Da bị mụn là điều không ai mong muốn cả những cũng rất khó để tránh khỏi. Hiện nay, không hiếm những sản phẩm kem trị mụn, tuy nhiên bạn không biết sản phẩm mình đang sử dụng có hợp với da mình hay không, có gây nên biến chứng gì hay không, vậy nên bạn có thể thay thế bằng việc sử dụng mật ong – một phương pháp từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn.

Mật ong phù hợp với mọi loại da

Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng nên nó sẽ giúp loại bỏ những nốt mụn đáng ghét trên da.
Ngoài ra, mật ong cũng dưỡng ẩm cho da, nó giúp hấp thu và giữ lại nước trong da, giữ cho da luôn mềm mại và có đủ độ ẩm cần thiết, để da không bị khô và nhăn.

Giúp cải thiện tình trạng thừa cân của cơ thể

Bạn muốn có một vóc dáng chuẩn để có thể tự tin mặc những bộ đồ bó sát sành điệu những những lớp mỡ thừa tích tụ ở eo, đùi và bắp tay không cho phép bạn làm điều này. Bạn có thể sử dụng mật ong trong khẩu phần ăn uống của mình để biến chuyện đó thành hiện thực mà.
Mật ong sẽ hộ trợ bạn trong việc đốt cháy mỡ thừa và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Uống mật ong pha với chanh tươi và nước ấm vào mỗi buổi sáng khi bụng đói sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa. Đồng thời cách này cũng giúp bạn loại bỏ được độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Sạm da do nắng cũng được mật ong xử lý

Bạn cần trộn hỗn hợp mật ong với chanh tươi và dầu hạnh nhân rồi thoa lên những vùng da sạm mỗi ngày. Nó sẽ giúp tẩy hết lớp da bị sạm, cháy nắng, trả lại cho bạn một làn da mịn màng và trắng trẻo.

Mật ong chăm sóc tóc

Để phục hồi mái tóc khô xơ của mình, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng mật ong. Trộn mật ong với dầu xả để ủ tóc, hoặc nếu có nhiều thời gian hơn thì bạn có thể xay nhuyễn chuối rồi trộn với mật ong và chút dầu oliu để thoa lên tóc. Hay mật ong pha nước ấm xịt lên tóc cũng giúp cho mái tóc trở nên mềm mại và óng ả hơn.

Và thêm một tác dụng nữa của mật ong không nhiều người biết đó là ngăn rụng tóc. Mật ong có chứa chất dưỡng ẩm, bổ sung độ ẩm cho tóc khô và giúp ngăn ngừa rụng tóc. Cũng chính hàm lượng đường cao trong mật ong sẽ giúp duy trì độ ẩm, cho tóc nhanh dài và chắc khỏe hơn.
Mật ong làm đẹp da
Mật ong