Một điểm khác biệt của cây thuốc cây đằng này là người ta không sử dụng
lá cây, cành cây hay phần rễ mà chỉ dụng phần mấu cành nơi có những cái gai
cong và cứng như lưỡi câu mọc ra, sau đó được thu về, phơi hoặc sây khố để làm
thuốc. Thường loại 2 gai sẽ tốt hơn 1 gai và không dùng phần thân đoạn không có
gai.
Theo
Y học cổ truyền, câu đằng có vị ngọt, chát, tính mát, không độc, đây là một vị
thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, tản phòng, bình can. Khi sử dụng sẽ
được dùng kết hợp với các vị thuốc khác. Trong móc câu đằng có chứa nhiều
thành phần quan trọng, bao gồm alkaloid, tanin, saponisid, flavonoid, coumarin.
Bên
cạnh những tác dụng chữa bệnh hoàn hảo khác, trong dân gian, thường người ta sử
dụng câu đằng trong các bài thuốc chữa tăng huyết áp, chứng đau đầu, hoa mắt,
chóng mặt hiệu quả. Các bài thuốc đó là:
–
Sử dụng 10g câu đằng, 5g xuyên khung, 3g quế chi và 2g cam thảo. Tất cả các vị
thuốc được đem thái nhỏ ra rồi sắc trong 400ml nước, nấu đến khi cạn còn 100ml
thì ngưng. Chia ra làm 2 để uống trong ngày.
–
Sử dụng 10g câu đằng; lá dâu, cúc hoa vàng, thảo quyết minh, hạ khô thảo mỗi vị
8g. Tất cả các vị thuốc được sao vàng rồi sắc uống.
–
Sử dụng thạch cao 30g; câu đằng, phòng phong, cúc hoa vàng, phục linh, đẳng sâm, phục thần, mạch môn, trần bì mỗi vị 15g; cam thảo 7.5g. Tất cả các vị
thuốc được đem tán nhỏ, rây thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng
12g để sắc uống.
–
Sử dụng câu đằng, ích mẫu, thạch quyết minh mỗi vị 12g; hạ khô thảo 10g; đỗ
trọng 9g; hoàng cầm 6g. Tất cả các vị thuốc được đem sắc dưới dạng nước để uống
trong ngày.
–
Sử dụng câu đằng 12g; kỷ tử, sa sâm, hạ khô thảo, thạch hộc, mẫu lệ, mạch môn
mỗi vị 8g; trạch tả, cúc hoa, địa cốt bì, táo nhân mỗi vị 6g. Tất cả các vị
thuốc được sắc dưới dạng nước để uống.
Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Cây cau đắng |