.breadcrumbs { padding:5px 5px 5px 0px; margin: 0px 0px 15px 0px; font-size:95% ;line-height: 1.4em; border-bottom:3px double #e6e4e3; }

Các loại thuốc Đông y

Thuốc Đông y được chế biến từ các loại cây thuốc thiên nhiên.

Chế biến thuốc

Thuốc được chế biến theo cách thức truyền thống.

Đơn thuốc

Thuốc được phân chia theo đơn

Từ thiên nhiên

Các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Truyền thống

Cách thức chữa bệnh được tryền từ đời xưa.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Nhục thung dung giúp tăng cường sinh lý

Nhục thung dung là một cây thuốc cổ, một cây thuốc quý đã được đưa vào sử dụng từ hơn 2000 năm trước với công dụng chủ lực đó là chữa các chứng sinh lý yếu ở cả 2 giới nam và nữ. Với công dụng và mang lại hiệu quả hết sức tuyệt vời đó mà vị thuốc này càng ngày càng được sử dụng nhiều để trị bệnh. Và nếu bạn có đang gặp một vài vấn đề trong “chuyện ấy” thì có thể tham khảo thêm một số bài thuốc hay món ăn thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh lý. 

Chữa liệt dương: Bạn có thể chọn một trong hai bài thuốc sau:
+ Nhục thung dung 30g, dâm dương hoắc 50g và rượu trắng 500ml. Ngâm 2 vị thuốc đó trong rượu ít nhất 1 tuần, nhớ lắc bình hằng ngày cho thuốc ra và tan đều. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần như vậy uống từ 15 đến 20ml.
+ Nhục thung dung 25g, gạo tẻ 50 – 100g. Bạn cho vào nồi gốm, thêm nước và nấu cháo, đến khi gạo chín nhừ thì nêm chút muối, mì chính cho vừa ăn. Bạn chia ra 2 bữa, một bữa sáng sớm và một bữa tối để dùng. Lưu ý những người âm hư, bí đại tiện do thực nhiệt thì không nên áp dụng bài thuốc này.
Chữa xuất tinh sớm: Nhục thung dung và tỏa dương mỗi vị 100g; long cốt, tang phiêu tiêu mỗi vị 50g, phục linh 25g, rượu trắng 3 lít. Bạn ngâm các vị thuốc trong rượu trắng ít nhất là 15 ngày, trong quá tình ngâm cũng nên lắc bình. Sau 15 ngày thì lấy thuốc ra uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần như vậy uống từ 20 đến 30ml.
– Chữa vô sinh ở nam giới: Nhục thung dung 30g; nhân sâm, thục địa hoàng mỗi vị 15g; hải mã, lộc nhung mỗi vị 10g, rượu trắng 1 lít. Ngâm các vị thuốc đã được chuẩn bị trong rượu trắng ít nhất là 1 tháng. Sau thời gian ngâm đó thì lấy ra uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần như vậy uống từ 15 đến 20ml. Trường hợp người bệnh đang bị cảm sốt thì không nên dùng.
– Chữa vô sinh ở nữ giới: Bạn có thể chọn 1 trong 2 bài thuốc sau:
+ Nhục thung dung, tiên linh tỳ mỗi vị 50g; ích mẫu thảo, đương quy, xuyên khung mỗi vị 30g; xích thược 25g. Ngâm các vị thuốc này trong 2 lít rượu trắng, ngâm ít nhất là 1 tháng. Sau thời gian ngâm này thì lấy ra uống, mỗi ngày 2 lần và mỗi lần từ uống từ 15 – 20g, hòa với mật ong để uống.
+ Nhục thung dung 25g, thỏ ty tử 15g, sơn dược 30g, thịt nạc dê 500g, gạo tẻ 50 – 100g cùng các loại gia vị. Với nguyên liệu và các vị thuốc như vậy thì bạn sẽ nấu cháo lên.Tuy nhiên cách nấu sẽ hơi khác một chút. Các vị thuốc không cho trực tiếp mà được buộc kín vào một túi vải, thịt dê thái nhỏ và nấu cùng với gạo tẻ. Sau khi thịt và gạo đã chín nhừ, thuốc cũng đã ra hết thì nêm gia vị vừa miệng, chia ra để ăn trong 1 ngày.
– Chữa thận dương bất túc, liệt dương, đau lưng, mỏi gối: Bạn chế biến món tôm viên với 10g nhục thung dung, 20g tôm nõn, 2 quả trứng gà, 150g bột mì, dầu ăn và các loại gia vị. Tôm nõn bạn ướp với chút rượu, muối và bột ngọt. Bạn nấu nhục thung dung để lấy khoảng nửa bát nước cốt, bỏ bã. Đập 2 quả trứng gà vào bát với bột mì, nước thuốc, nước gừng, hành lá, bột nở, rồi bột gia vị và khuấy đều lên. Sau đó cho tôm vào bát bột trứng. Chiên bột tôm trong chảo dầu sôi nóng cho đến vàng là được. Bạn chế biến món này để ăn trong vài ngày liền.
– Chữa liệt dương do thận dương hư nhược: Bạn dùng 2 trái cật cừu cùng với 15 – 20g nhục thung dung. Cật cừu được rửa sạch và nấu canh với nhục thung dung. Ăn món này mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 1 tuần.
– Chữa liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối: Với những chứng bệnh này thì bạn nên dùng món gan lợn. Nguyên liệu cho món ăn gồm 1 bộ gan lợn, 15g nhục thung dung. Nhục thung dung sẽ được ngâm nước, rửa sạch và thái lát. Gan lợn làm thật sạch, cắt miếng rồi cho cả 2 cùng vào nồi, đổ thêm 2 bát nước lã lớn. Ninh cho đến khi nước cạn còn 1 bát thì nêm gia bị và ăn cả nước lẫn cái. Nấu món này ăn mỗi ngày và kéo dài trong 1 tuần.

 Xem thêm thông tin về: Chữa bệnh gút tại TPHCM

Xem thêm thông tin các loại dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Nhục thung dung giúp tăng cường sinh lý
Nhục thung dung

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Trị bệnh viêm gan với cây dành dành

Cây dành dành được biết đến như là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi loại hoa màu trắng bắt mắt, cho mùi thơm vô cùng dễ chịu mà còn được sử dụng như một vị thuốc quý. Từ lâu, dành dành đã trở thành một vị thuốc lâu đời nổi tiếng, trong Đông y hay còn gọi là chi tử, đặc biệt với công dụng chữa trị vàng da, viêm gan. 

Trong Đông y thì dành dành có vị đắng, tính hàn, bổ vào 3 kinh tâm phế và tam tiêu; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu viêm. Người ta dùng vị thuốc chi tử này để chữa rất nhiều chứng bệnh vàng da, vàng mắt, viêm gan, sốt, người hồi hộp bồn chồn, đầy bụng, tức ngực, khó ngủ, đau họng, mắt đỏ, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, người hay bị chảy máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiên ra máu.
Theo một số nghiên cứu hiện đại với kết quả cho thấy, trong cây dành dành, hay chính xác hơn là quả dành dành có chứa một chất màu vàng tên là gardenin. Chất này có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng sắc tố mật trong máu, làm giảm số lượng này xuống. Và đây cũng lý do mà người ta dùng dành dành để trị bệnh vàng da.
Một số bài thuốc dân gian có sử dụng chi tử để chữa các chứng bệnh vàng da, viêm gan như sau:
– Chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan: Sử dụng 12g chi tử, 24g nhân trần sắc với 600ml nước, nấu cho đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Sau đó cho thêm đường vào phần nước sắc này để làm si rô nhân trần. Chia ra làm 3 để uống trong ngày.
– Chữa vàng da, vàng mắt: Sử dụng 5g chi tử, 5g hoàng bá, 2g cam thảo, đem sắc với 600ml. Bắc lên bếp và đun trong khoảng nửa giờ. Sau đó thì chia số nước thuốc còn lại 2 – 3 lần để uống trong ngày.
– Chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da: Sử dụng 9g chi tử, 18g nhân trần, 6g đại hoàng, đem sắc với 300ml nước, nấu cho đến khi nước cạn còn 200ml thì dừng. Dùng để uống trong ngày.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Trị bệnh viêm gan với cây dành dành
Cây dành dành

Uống chè Vằng để giảm béo bụng

“Dây cẩm văn” thực ra là một tên gọi khác của cây “chè vằng”, cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như “chè cước man”, “cây dâm trắng”, “dây vắng”, “mổ sẻ”, “dây vàng trắng”, “bạch hoa trà”, “giả tố hinh”, tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là “dây”). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai.
Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.
Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây “lá ngón” – một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là “đoạn trường thảo” vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, … Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín. 
Về tác dụng của lá chè vằng:

– Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.
– Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.
– Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).
Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không? 
Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm “béo bụng” ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.
Xem thêm thông tin chữa bệnh gút tại: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại : Phòng bệnh từ thiên nhiên

Uống chè vằng giúp giảm mỡ bụng
Lá chè vằng

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Cây cau đắng trị nhức đầu chóng mặt

Một điểm khác biệt của cây thuốc cây đằng này là người ta không sử dụng lá cây, cành cây hay phần rễ mà chỉ dụng phần mấu cành nơi có những cái gai cong và cứng như lưỡi câu mọc ra, sau đó được thu về, phơi hoặc sây khố để làm thuốc. Thường loại 2 gai sẽ tốt hơn 1 gai và không dùng phần thân đoạn không có gai.

Theo Y học cổ truyền, câu đằng có vị ngọt, chát, tính mát, không độc, đây là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, tản phòng, bình can. Khi sử dụng sẽ được dùng kết hợp  với các vị thuốc khác. Trong móc câu đằng có chứa nhiều thành phần quan trọng, bao gồm alkaloid, tanin, saponisid, flavonoid, coumarin.
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh hoàn hảo khác, trong dân gian, thường người ta sử dụng câu đằng trong các bài thuốc chữa tăng huyết áp, chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả. Các bài thuốc đó là:
– Sử dụng 10g câu đằng, 5g xuyên khung, 3g quế chi và 2g cam thảo. Tất cả các vị thuốc được đem thái nhỏ ra rồi sắc trong 400ml nước, nấu đến khi cạn còn 100ml thì ngưng. Chia ra làm 2 để uống trong ngày.
– Sử dụng 10g câu đằng; lá dâu, cúc hoa vàng, thảo quyết minh, hạ khô thảo mỗi vị 8g. Tất cả các vị thuốc được sao vàng rồi sắc uống.
– Sử dụng thạch cao 30g; câu đằng, phòng phong, cúc hoa vàng, phục linh, đẳng sâm, phục thần, mạch môn, trần bì mỗi vị 15g; cam thảo 7.5g. Tất cả các vị thuốc được đem tán nhỏ, rây thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 12g để sắc uống.
– Sử dụng câu đằng, ích mẫu, thạch quyết minh mỗi vị 12g; hạ khô thảo 10g; đỗ trọng 9g; hoàng cầm 6g. Tất cả các vị thuốc được đem sắc dưới dạng nước để uống trong ngày.
– Sử dụng câu đằng 12g; kỷ tử, sa sâm, hạ khô thảo, thạch hộc, mẫu lệ, mạch môn mỗi vị 8g; trạch tả, cúc hoa, địa cốt bì, táo nhân mỗi vị 6g. Tất cả các vị thuốc được sắc dưới dạng nước để uống.

Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về các loại thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Cây cau đắng trị nhức đầu, chóng mặt
Cây cau đắng 

Dâm dương hoắc tráng dương bổ thận

Dâm dương hoắc là cây thảo sống lâu năm. Cây phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới ở Đông Á. Trong y học cổ truyền, dâm dương hoắc được coi là có tác dụng bổ thận, tráng dương, khư phong, trừ thấp, cường gân cốt, mạnh tim. Dâm dương hoắc được dùng làm thuốc bổ thận, chữa các chứng liệt dương, hoạt tinh, di tinh, ít tinh dịch. Làm mạnh gân xương, chữa loãng xương, đau vùng thắt lưng, phong thấp tê bại, liệt nửa người. Còn dùng chữa thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hay quên. Ngày dùng 10-16g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc có dâm dương hoắc
*Chữa liệt dương:
Dâm dương hoắc 16g, cam thảo 4g, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày một thang.
Dâm dương hoắc, tiên mao (rễ sâm cau), ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Ngâm với rượu trắng (1,5-2 lít) trong 20 ngày. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày hai lần.
Chữaxuất tinh sớm, lưng gối mỏi đau, chân tay mỏi, đái rắt: Dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thục địa, hoài sơn, ngưu tất, hồ lô ba, thỏ ty tử, ba kích, ích trí nhân, phục linh, sơn thù du, mỗi vị 500g; nhục thung dung 2.500g, lộc hươu 500g, trầm hương 60g. Tất cả nghiền nhỏ trộn với mật ong làm thành viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 10g, ngày hai lần.
*Chữathận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp sưng đau: Dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 500ml; dược liệu chặt nhỏ bọc trong vải gạc, ngâm rượu trong hai tuần. Mỗi lần uống 10ml, ngày hai lần.
*Chữa tăng huyết áp ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh: Dâm dương hoắc, rễ sâm cau, ba kích, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốcbổ thận, chữa loãng xương, suy nhược cơ thể cho người cao tuổi: Dâm dương hoắc, rễ sâm cau, tang thầm (quả dâu tằm), hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù du 12g; thận dê hai quả. Nấu nhừ, ăn cả cái lẫn nước làm 2-3 lần trong ngày.

 Xem thêm thông tin: Chữa bệnh gút tại TPHCM
Xem thêm thông tin về thảo dược tại: Phòng bệnh từ thiên nhiên
Dâm dương hoắc tráng dương bổ thận
Dâm dương hoắc